Trái thơm hấp dẫn nhiều người với hương vị ngọt ngào và vị chua dễ chịu. Loại trái cây này không chỉ có thể ăn tươi, dùng làm nước ép mà còn được nướng hay làm nguyên liệu nấu ăn.
Các dưỡng chất trong trái thơm không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư mà còn giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong m.áu.
Một chén thơm đã gọt sẵn nặng khoảng 165 gram. Trong đó, có 2,31 gram chất xơ, 180 mg kali và 80 mg vitamin C cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác.
Ngoài ra, trong trái thơm còn có bromelain, một loại enzyme tiêu hóa đặc biệt có khả năng tác động đến nồng độ cholesterol trong m.áu, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Enzyme bromelain có tác dụng phá vỡ các mảng cholesterol tích tụ trong thành động mạch. Ảnh PEXELS
Bromelain tập trung nhiều trong trái và thân của cây thơm. Loại enzyme có chức năng tiêu hoá protein. Không những vậy, các nghiên cứu cho thấy bromelain còn có thể phá vỡ các mảng cholesterol tích tụ trong thành động mạch của bạn. Nhờ đó, động mạch được khơi thông hơn và giúp tăng cường lưu thông m.áu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Nutrition & Metabolism phát hiện ăn thơm mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa tăng cholesterol m.áu. Đây là tình trạng mà nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL), hay còn gọi là cholesterol “xấu”, trong m.áu tăng cao.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ăn thơm thường xuyên cũng góp phần giảm cân. Lợi ích này được cho là do lượng chất xơ dồi dào trong thơm giúp tạo cảm giác no lâu. Kiểm soát cân nặng rất quan trọng với sức khỏe tim mạch vì thừa cân, béo phì là một yếu tố đáng kể cho bệnh tim.
Ngoài ra, chất xơ cũng có tác dụng giảm huyết áp và giảm mức cholesterol trong m.áu, tăng cường sức khỏe tiêu hóa và cải thiện đường ruột. Lượng kali trong thơm còn có tác dụng điều hòa huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ.
Ăn quá nhiều có thể gây hại
Cũng như mọi loại thực phẩm khác, thơm dù tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây hại. Thơm giàu vitamin C nhưng nếu nạp quá nhiều sẽ khiến cơ thể dư thừa vitamin C và gây ra một số vấn đề đường ruột như buồn nôn, tiêu chảy hoặc ợ nóng. Không những vậy, nạp quá nhiều bromelain cùng lúc cũng có thể dẫn đến tiêu chảy, k.inh n.guyệt ra m.áu nhiều hoặc phát ban trên da.
Ngoài ra, những người đang uống thuốc làm loãng m.áu cũng cần tránh ăn nhiều thực phẩm có bromelain. Nguyên nhân là loại enzyme này có thể ảnh hưởng đến quá trình đông m.áu.
Một điều khác cũng lưu ý khi ăn thơm là dị ứng thơm. Tình trạng này hiếm gặp. Các triệu chứng của dị ứng thơm là da nổi mề đay, đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy, sưng mặt, lưỡi, họng, môi, khó thở, chóng mặt, thậm chí sốc phản vệ, theo Healthline.
Uống nước sả mỗi ngày có tốt cho sức khỏe?
Nước sả là thức uống quen thuộc, được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn liệu uống nước sả mỗi ngày có tốt không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Dưới đây là những lợi ích bạn sẽ nhận được nếu uống nước sả mỗi ngày:
Kháng khuẩn
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Báo Thanh Niên dẫn nguồn trang NDTV cho biết, theo Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (Mỹ), nghiên cứu cho thấy sả có khả năng ngăn ngừa n.hiễm t.rùng.
Nước sả rất giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại nhiều chứng bệnh và n.hiễm t.rùng. Nó cũng có đặc tính kháng khuẩn giúp chống lại nhiều loại vi khuẩn và nấm hiệu quả. Uống nước sả thường xuyên có thể giúp bảo vệ chống lại n.hiễm t.rùng.
Giảm mức cholesterol
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nước sả giúp giảm mức cholesterol xấu LDL, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tốt cho tim mạch
Sả được sử dụng để điều trị cholesterol cao và kiểm soát bệnh tim. Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn nguồn trang Healthshots cho biết, một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Công nghệ & Nghiên cứu Dược phẩm đã kiểm tra tác động của sả đối với chuột. Người ta phát hiện ra rằng ăn sả làm giảm mức cholesterol. Do tác động đáng kể của việc giảm cholesterol, nó có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và bảo vệ khỏi các bệnh tim lớn.
Nói chung, sả chứa quercetin, một loại flavonoid được biết đến có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, nó rất hữu ích trong việc kiểm soát các vấn đề về cholesterol cao.
Giảm stress
Sả là một thành phần có trong công thức thảo dược có thể giúp giảm lo lắng và căng thẳng.
Tăng cường sức khỏe răng miệng
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn nguồn trang Healthshots cho biết theo nghiên cứu năm 2012 được công bố bởi Viện Y tế Quốc gia, các đặc tính kháng khuẩn của sả giúp chống lại vi khuẩn streptococcus sanguinis, vi khuẩn gây sâu răng.
Cách nấu nước sả tươi để uống hằng ngày
Uống nước sả mang lại những lợi ích và tác hại như thế nào cho sức khỏe thì chúng ta cũng đã được biết rồi, bây giờ, bạn cần phải nắm rõ được cách chế biến và liều lượng sử dụng để mang đến sức khỏe tốt nhất cho bạn.
Nếu không thể trồng sả tại nhà, bạn có thể mua tại các khu chợ và thực hiện các bước sau đây để nấu nước sả:
Cắt thân xả thành từng khúc từ 2 đến 3 cm
Đun sôi một cốc nước
Khi nước vừa sôi, cho sả vào cốc nước sôi khoảng 5 phút
Lọc bỏ xác sả và lấy nước để uống giống như trà
Bạn cũng có thể thêm đá vào để uống nếu bạn thích uống lạnh hơn.
Ngoài phương pháp trên thì bạn có thể kết hợp với một số phương pháp khác như lá đu đủ, mật ong, tắc,… nó sẽ đặt biệt rất hiệu quả để bạn giảm cân đấy.
Liều lượng an toàn mà bạn sử dụng mỗi ngày là khoảng 200 ml, với những người đang bị đau họng, cảm lạnh có thể sử dụng từ 400 đến 500 ml mỗi ngày.
Cách pha trà sả tốt cho sức khỏe
Để pha trà sả tốt cho sức khỏe bạn có thể tham khảo công thức sau:
Thành phần: Nước, sả, mật ong
Rửa sạch sả tươi với nước. Sau khi làm sạch, cắt chúng thành từng miếng nhỏ.
Đun sôi nước và cho sả tươi vào.
Đun sôi tiếp khoảng 10 phút.
Lọc trà, thêm mật ong và dùng nóng.