Chè xanh là thứ nước uống quen thuộc của nhiều người. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chè xanh giúp giảm nguy cơ béo phì và phòng ngừa ung thư.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Phòng ung thư
Ở Nhật Bản, theo một nghiên cứu của trung tâm y tế thuộc đại học danh tiếng Maryland nơi trà xanh là thức uống phổ biến hàng ngày của hầu hết mọi người dân, tỉ lệ người bị nhiễm ung thư rất thấp. Trà xanh là thức uống có chứa nhiều chất chống oxy hóa như EGCG, EGC, ECG và EC, là những chất được biết đến có tác dụng làm giảm nguy cơ bị ung thư.
Những chất này bảo vệ các tế bảo khỏi sự tấn công của các DNA lỗi, được biết là bước đầu tiên bệnh ung thư hình thành và phát triển. Hơn nữa, các chất trong lá trà xanh còn có tác dụng bảo vệ da bạn khỏi tia tử ngoại của mặt trời, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư da.
Ung thư miệng. Một nghiên cứu có quy mô lớn ở Nhật Bản trên 20.550 nam giới và 29.671 phụ nữ trong độ t.uổi 40-79, không có t.iền sử ung thư miệng và hầu họng phát hiện, phụ nữ uống từ 3 đến 4 chén trà xanh hàng ngày ít có khả năng phát triển ung thư miệng.
Ung thư tuyến t.iền liệt. Nghiên cứu tiến cứu tại Trung tâm Y tế Công cộng Nhật Bản trên 49.920 nam giới trong độ t.uổi từ 40 đến 69 về thói quen tiêu thụ trà xanh. Kết quả phát hiện, những người đàn ông uống 5 ly trà xanh hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến t.iền liệt thấp hơn so với những người uống ít hơn 1 cốc mỗi ngày.
Ung thư dạ dày. Nghiên cứu t.iền cứu của Trung tâm Y tế Công cộng Nhật Bản trên 72.943 đối tượng (34.832 nam giới và 38.111 phụ nữ) phát hiện, những phụ nữ tiêu thụ 5 hoặc nhiều hơn 5 cốc trà xanh mỗi ngày giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Ung thư vú. Nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Aichi trên 1160 trường hợp phụ nữ mắc ung thư vú xâm lấn về nguy cơ tái phát ung thư và lượng tiêu thụ trà xanh hàng ngày phát hiện, nguy cơ này giảm ở những phụ nữ uống nhiều hơn 3 chén trà xanh mỗi ngày.
Ung thư tụy. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí NCBC trên 124 trường hợp ung thư tuyến tụy và các yếu tố nguy cơ như hút t.huốc l.á, uống rượu và chế độ ăn uống phát hiện, uống 5 chén trà xanh hoặc nhiều hơn mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.
Theo một báo cáo đăng trên Tạp chí Journal of American College of Nutrition, trà là loại thức uống được tiêu thụ nhiều nhất thế giới chỉ sau nước.
Theo hàng chục nghiên cứu, thường xuyên uống trà xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc bệnh Alzheimer, giúp bạn duy trì mật độ xương tốt, ngăn ngừa các bệnh về mắt ảnh hưởng đến thị lực ở t.uổi già, ngăn ngừa đột quỵ và thậm chí kéo dài t.uổi thọ của bạn.
Giảm béo
Lá chè xanh vào cơ thể có tác dụng huy động và thải rất nhanh mỡ dự trữ của cơ thể. Chè kìm hãm và giảm hấp thu mỡ và gluxit của ruột bằng cách ức chế từng phần một số enzym tiêu hóa nhờ các polyphenol có trong lá. Như vậy một phần lipit và đường không bị cơ thể đồng hóa, không dự trữ trong các mô mỡ.
Trong lá chè có chất cafein tham gia vào hoạt động tiêu mỡ này. Cafein được giải phóng dần dần, tránh được những căng thẳng hay rối loạn giấc ngủ, có tác dụng chống suy nhược do đó cho phép chống lại hiện tượng giảm sút thân hình (đi theo sau) do các chế độ làm thon cơ thể (chống béo phì).
Cuối cùng chè xanh tăng cường tiêu hao năng lượng cơ thể, làm cho năng lượng tiêu hao cao hơn năng lượng hấp thu, do đó giúp cơ thể giảm trọng lượng.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, uống 3-4 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giúp giảm cân hiệu quả. Uống ngay 1-2 cốc nhỏ trước hoặc sau bữa ăn từ 30-45 phút để trà xanh phát huy tác dụng một cách tối đa.
Một cốc trà xanh thông thường sẽ gồm 99,9% nước, cung cấp calo trên 100ml, tuy không có hàm lượng dinh dưỡng đáng kể nhưng giúp giảm cân hiệu quả nhờ cung cấp các hoạt chất chống oxy hóa, bổ sung chất xơ giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.
Uống trà như thế nào?
Cafein và catechins trong trà xanh được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ với một số người, đặc biệt là nếu dùng với liều lượng lớn.
Tránh uống trà khi đói: Lý do là bởi trà sẽ xâm nhập phế phù làm cho tỳ vị của bạn bị lạnh. Bạn dễ rơi vào tình trạng cồn cào, nôn nao, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt…Điều này rất nguy hiểm cho cơ thể.
Tránh uống trà lạnh: Trà lạnh có thể gây đình trệ khí, khiến bạn phát sinh nhiều đờm tiết.
Tránh pha trà để quá lâu: Trà để lâu dễ bị ôxy hóa, nhiễm vi khuẩn có hại.
Tránh pha trà lại nhiều lần: Khi đó các nguyên tố vi lượng có trong trà sẽ không còn.
Tránh uống trà trước bữa ăn: Nước trà sẽ làm loãng dịch vị của bạn.
Tránh uống trà ngay sau bữa ăn: Axit tannic có trong lá trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. Hãy uống chè xanh sau khi ăn khoảng 30 phút, điều này sẽ có lợi cho sức khỏe.
Tránh dùng nước trà để uống thuốc: Axit tannic có trong lá trà sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.
Theo infonet
Đừng coi thường 4 dấu hiệu này khi loét miệng bởi có thể đó là bằng chứng cảnh báo ung thư đang phát triển trong cơ thể bạn
Loét miệng là một căn bệnh nhẹ nhưng nếu nó xuất hiện kèm dấu hiệu bất thường này thì chắc chắn bệnh ung thư miệng đang âm thầm phát triển.
Loét miệng hay nhiệt miệng là một căn bệnh rất dễ gặp. Thông thường loét miệng sẽ lành sau vài ngày đến vài tuần, và không để lại di chứng gì quá nghiêm trọng.
Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, nếu vết loét kéo dài từ 2 tuần cho đến hơn 1 tháng thì hãy cẩn thận. Bởi loét ở lưỡi kéo dài cũng có thể là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư miệng.
Ngoài ra, hãy cẩn thận khi loét miệng đi kèm 4 dấu hiệu sau:
1. Vết loét miệng không lành, dần dần to lên
Trong những trường hợp thông thường, vết loét miệng sẽ dần lành từ 1-4 tuần. Tuy nhiên nếu là ung thư, vết loét sẽ không thể lành hay có bất kỳ dấu hiệu cải thiện nào trong suốt hơn 1 tháng. Hơn thế nữa, vết loét sẽ ngày càng lan rộng ra và đau đớn hơn, kèm các mạch m.áu sẽ hằn rõ.
2. Vết loét không rõ vị trí, nằm ẩn dưới khoang miệng
Vết loét miệng bình thường sẽ nằm lộ rõ ra bên ngoài, có vết lõm sâu ở phần bị loét và phân biệt được bằng mắt thường. Thế nhưng nếu ung thư miệng bắt đầu phát triển, bạn sẽ khó phân biệt được đâu là phần da thịt lành và phần bị loét. Chưa kể có loại còn nằm sâu bên trong khoang miệng hoặc ẩn dưới da.
3. Cơn đau giảm dần, phần bị loét cứng lại
Khi ung thư miệng dần phát tán, cơn đau do loét miệng sẽ dần yếu đi và biến mất hoàn toàn, nhưng phần bị loét vẫn thấy rõ. Đồng thời, nếu bạn dùng tay sờ vào phần bị loét sẽ thấy nó rất cứng.
Do vậy một khi vết loét không còn đau nữa và cứng lại thì chắc chắn là ung thư rồi, bạn cần phải đi khám ngay bởi viết loét bình thường luôn để lại cảm giác đau rát và khó chịu.
4. Đau không rõ nguyên nhân ở nhiều vùng khác
Ngoài các vết loét trên môi hay lưỡi, ung thư miệng còn có dấu hiệu dễ nhận biết khác chính là việc đau không rõ nguyên nhân ở má, răng… Nguy hiểm hơn, dù bạn có sử dụng thuốc giảm đau thì cũng không thể giảm cơn đau được. Nếu có 2 dấu hiệu này thì đó chính là bằng chứng rõ nét nhất cho thấy, bạn đã mắc ung thư miệng.
Ung thư miệng là gì?
Ung thư khoang miệng là bệnh ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lợi, lưỡi, môi, má, vòm miệng, sàn miệng.
Ung thư miệng tuy ít khi nghe đến nhưng độ nguy hiểm thì không hề kém cạnh các loại khác
Do triệu chứng bệnh khá giống với các bệnh lý viêm nhiễm tại miệng như nhiệt miệng, loét miệng nên người bệnh thường đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém mà hiệu quả không cao.
Nguyên nhân gây ung thư miệng:
Có rất nhiều yếu tố mang nguy cơ cao gây ung thư miệng, nhưng phổ biến nhất phải kể đến:
– Thói quen sống không lành mạnh: Hút t.huốc l.á và uống rượu bia quá nhiều
– Thói quen ăn trầu, vệ sinh răng miệng không sạch dẫn đến những tổn thương trong khoang miệng
– Nhiễm virus Herpes, HPV, hội chứng Xeroderma pigmentosum, thiếu m.áu Fanconi…
Phòng ngừa ung thư miệng như thế nào?
Bạn hãy áp dụng các biện pháp sau để giảm thiểu khả năng mắc phải bệnh ung thư miệng:
– Bỏ t.huốc l.á, hạn chế rượu bia để tránh cho khoang miệng tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư
– Tăng cường ăn các loại rau và hoa quả giàu vitamin, đặc biệt là cà rốt
– Khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần
Theo QQ/Helino