Khi thời tiết lạnh, sẽ rất nhiều người bị cảm cúm. Một trong những triệu chứng khi bị cảm cúm là sốt. Đây là một phản ứng bảo vệ của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt giảm đau khi sốt cao
Khi nào cần hạ sốt?
Sốt là cơ chế bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi sốt nhẹ (dưới 38 độ C) thường ít gây hại, không khó chịu nhiều, lại có lợi cho cơ chế bảo vệ của cơ thể thì không nên dùng thuốc hạ sốt. Hơn nữa, dùng thuốc hạ sốt sẽ làm mất các hiệu ứng có lợi, làm thay đổi diễn biến tự nhiên của bệnh, gây nhiễu cho quá trình theo dõi kết quả của thuốc điều trị đặc hiệu. Trong trường hợp này chỉ cần điều trị loại trừ nguyên nhân gây sốt. Cần hạ nhiệt khi sốt cao, nhiệt độ nách trên 38,5 độ C.
Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt
Trên thực tế rất thường hay gặp trường hợp bị cảm sốt. Có thể do cơ thể có sức đề kháng kém, bị “dị ứng thời tiết” lúc giao mùa, cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm virus… cũng gây sốt. Với các trường hợp này, khi mới mắc bệnh thì thường chỉ thấy gai gai sốt (sốt do virus có thể sốt cao) kèm theo các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau đầu, đau trước trán, đau người… Khi đó, nếu dùng thuốc kháng sinh và thuốc hạ sốt giảm đau thì sẽ gây hại thêm cho người bệnh. Bởi uống thuốc hạ sốt sẽ chỉ làm mất đi triệu chứng của bệnh, trong khi thực tế cơ thể vẫn đang bị nhiễm bệnh.
Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt giảm đau khi sốt cao hoặc đau quá không chịu được, gây ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hay công việc. Tuy nhiên, như vậy cũng chỉ giúp giảm triệu chứng chứ chưa chữa được căn nguyên gây bệnh. Khi cảm sốt thông thường mà dùng thuốc hạ sốt, làm mất đi lợi ích của phản ứng sốt, khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, rất dễ biến chứng chuyển sang các bệnh khác như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, thậm chí là viêm phế quản hoặc viêm phổi…
Do đó, trước khi dùng thuốc hạ sốt thì nên dùng phương pháp vật lý, bao gồm cởi bớt quần áo cho thoáng, chườm bằng đắp khăn thấm nước ấm lên bẹn, nách, trán, hai bên thái dương… Khi biện pháp này không hiệu quả thì nên dùng phương pháp dùng thuốc hạ sốt. Các thuốc thường dùng để hạ sốt, giảm đau như aspirin, paracetamol, ibuprofen… Thuốc hạ sốt không có tác dụng điều trị nguyên nhân mà chỉ làm giảm triệu chứng, nên khi thuốc được thải trừ thì sốt sẽ trở lại.
Ngoài ra, có thể dùng phương pháp hạ sốt do cảm cúm hay cảm thời tiết theo y học cổ truyền như: uống thuốc chữa cảm cúm từ thảo dược, xông hoặc tắm nước ấm… sau đó ủ ấm cho ra mồ hôi để giải biểu vừa giúp cơ thể sảng khoái, nhẹ nhõm, vừa trục xuất hết các “khí độc” gây bệnh ra khỏi cơ thể. Thuốc cảm cúm từ thảo dược có thể là thuốc thang sắc lấy nước hoặc các chế phẩm dạng hiện đại, được bào chế thành viên thuốc uống. Các loại thuốc này đều nên uống với nước ấm hoặc nước nóng để tăng hiệu quả giải cảm. Giải cảm càng sớm càng đạt hiệu quả tốt và hạn chế thấp nhất các biến chứng sau cảm cúm.
Theo anninhthudo
Những ai cần thận trọng khi dùng thuốc hạ sốt?
Các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng paracetamol để giảm đau đầu sau khi uống đồ uống có cồn. Vì sao vậy?
Nguyên nhân thường nhất của sốt là nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng thân nhiệt nhằm thúc đẩy các phản ứng bảo vệ để loại trừ mầm bệnh. Như vậy, sốt không phải là một bệnh, mà là một dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể của bé đang tích cực chống lại tác nhân gây bệnh.
Thuốc hạ sốt an toàn là Acetaminophen (Paracetamol), tên biệt dược là Hapacol, Efferalgan… Dược chất Ibuprofen (biệt dược Ibrafen, Nurofen, Advil,…) có sẵn trên thị trường cũng có thể giúp hạ sốt; tuy nhiên, nên sử dụng thận trọng theo chỉ định của bác sĩ và không dùng nếu trẻ dưới 6 tháng t.uổi.
Đặc biệt, Ibuprofen cũng không được sử dụng trong sốt xuất huyết vì khiến tình trạng rối loạn đông m.áu sẵn có trầm trọng thêm, dễ gây xuất huyết tiêu hóa.
Paracetamol có thể dùng cho trẻ nhỏ, người lớn. Nhưng ai là đối tượng thận trọng khi sử dụng?
Những đối tượng này cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng paracetamol
Các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng paracetamol để giảm đau đầu sau khi uống đồ uống có cồn. Đó là bởi đồ uống có cồn chuyển hoá qua gan, uống paracetamol cũng chuyển hoá qua gan, nếu uống paracetamol sau khi uống đồ uống có cồn sẽ làm tăng gấp đôi sức làm việc của gan.
T.Nguyên
Theo giadinh.net