Thiểu năng tuần hoàn não: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là rối loạn tuần hoàn não là tình trạng thiếu m.áu cung cấp cho não.

Thiểu năng tuần hoàn não có thể gặp ở nhiều lứa t.uổi, tuy nhiên phổ biến hơn ở người cao t.uổi và những người lao động trí óc. Theo các thống kê mới nhất, bệnh lý đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

1.Nguyên nhân của thiểu năng tuần hoàn não

Nguyên nhân gây ra tình trạng thiểu năng tuần hoàn m.áu phổ biến nhất là:

Nguyên nhân chính là tăng huyết áp, vữa xơ động mạch. Ảnh hưởng của bệnh lý xơ vữa động mạch khiến các mao mạch dẫn m.áu bị hẹp lại và làm chậm, tắc quá trình lưu thông m.áu. Đây cũng là nguyên nhân chính gây bệnh, chiếm tới khoảng 60 – 80% ca bệnh.

Nguyên nhân rối loạn tuần hoàn chung: hạ huyết áp, bệnh tim mạch, dị tật bẩm sinh động mạch (gấp khúc), viêm tắc mạch, chấn thương. Mạch m.áu bị dị dạng hoặc viêm tắc động mạch.

Nguyên nhân ngoài động mạch đốt sống: mỏ gai xương, hư xương sụn đốt sống cổ, viêm khớp cột sống cổ, hẹp lỗ mỏm ngang, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Ảnh hưởng từ các chấn thương như thoát vị đĩa đệm tại cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ,… khiến mạch m.áu bị chèn ép và hạn chế quá trình tuần hoàn m.áu lên não bộ.

Ngoài ra, các chèn ép từ bên trong não bộ như u não, u dây thần kinh số 8 hay các bệnh lý thần kinh khác.

Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là rối loạn tuần hoàn não là tình trạng thiếu m.áu cung cấp cho não.

Ngoài ra, cuộc sống hiện đại bận rộn khiến cho ngày càng có nhiều người trẻ mắc phải chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn não với các yếu tố nguy cơ bao gồm:

Lao động trí óc căng thẳng và những áp lực về kinh tế, gia đình.

Chế độ dinh dưỡng không cân đối, không cung cấp đủ dưỡng chất hoặc sử dụng quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp chứa nhiều đường, chất tạo ngọt, dầu mỡ chiên rán…

Lười vận động khiến cho hệ mạch trì trệ, tuần hoàn lưu thông m.áu kém.

Căng thẳng kéo dài và sang chấn tâm lý nghiêm trọng.

2.Triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não

Khi bị thiếu m.áu não nhất thời, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng điển hình sau:

Đau nhức đầu là triệu chứng điển hình cũng như xuất hiện sớm nhất của bệnh lý. Các cơn đau đầu thường có tính lan tỏa, đau co thắt hoặc tập trung ở vùng trán, gáy. Cảm giác đau đầu nhiều hơn khi phải suy nghĩ.

Chóng mặt đột ngột, gây khó khăn trong di chuyển, đi lại.

Người bệnh dễ bị hoa mắt, tối sầm mặt mày khi phải thay đổi tư thế đột ngột hoặc vận động mạnh.

Suy giảm trí nhớ, giảm nhận thức, dễ bị rối loạn cảm xúc hơn bình thường,…

Mất ngủ, khó ngủ kéo dài.

Người bệnh xuất hiện các cảm giác không thật như thường xuyên nghe thấy tiếng các tiếng ù bên tai.

Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân.

Mất khả năng tập trung trong trong quá trình học tập, làm việc…

3.Thiểu năng tuần hoàn não có lây không?

Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng m.áu cung cấp tới não bị thiếu hụt khiến tế bào não thiếu oxy và dưỡng chất nên giảm khả năng chi phối hoạt động ở các cơ quan khác. Thiểu năng tuần hoàn não không phải bệnh lây nhiễm nên không thể lây.

4. Phòng bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Để phòng bệnh thiểu năng tuần hoàn não cần thực hiện chế độ lao động, làm việc và nghỉ ngơi thư giãn hợp lý.

Nên có thời gian nghỉ ngơi tối thiểu là 10 phút khi thực hiện các công việc về trí óc liên tục trong 2 giờ đồng hồ.

Luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì. Tùy theo thể trạng sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn cho mình các bài tập, môn thể thao phù hợp.

Hạn chế tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. Thay vào đó, hãy cố gắng để cơ thể được thư giãn ở mức tốt nhất.

Không sử dụng điện thoại, máy tính, tivi liên tục trong thời gian dài.

Tạo thói quen ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ, trái cây, chất xơ, hạn chế chất đạm, chất béo. Hạn chế ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa các chất bảo quản.

Sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, giảm hàm lượng cholesterol.

Các thực phẩm giúp tăng lưu lượng m.áu lên não mà người bệnh nên sử dụng có thể kể đến như cá béo, rau xanh (súp lơ, rau cải bina,…), hải sản, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả mọng nước (cam, quýt, bưởi, dâu tây, việt quất), thịt đỏ ( thịt cừu, thịt bò,…).

Thiếu m.áu não có triệu chứng là khá giống với các chứng mệt mỏi đơn thuần, do đó, đôi khi người bệnh thường chủ quan và không thực hiện các kiểm tra sức khỏe. Vì vậy, người bệnh nên thực hiện các chẩn đoán – kiểm tra ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường của bệnh lý. Đồng thời, nên ưu tiên thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị hợp lý.

5. Điều trị thiểu năng tuần hoàn não

Thực phẩm giúp tăng lưu lượng m.áu lên não có thể kể đến như cá béo, rau xanh.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị thiểu năng tuần hoàn não cho hiệu quả khác nhau tùy vào từng trường hợp bệnh. Bác sĩ cần chẩn đoán xác định nguyên nhân và mức độ thiểu năng tuần hoàn não để có chỉ định điều trị thích hợp.

Phương pháp điều trị bệnh chủ yếu dựa trên nguyên nhân, cụ thể như sau:

Nếu thiểu năng tuần hoàn não do hẹp động mạch, bác sĩ thường chỉ định thuốc giãn mạch, giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch và cục m.áu đông,…

Nếu thiểu năng tuần hoàn não do hẹp động mạch nghiêm trọng, có cục m.áu đông gây tắc nghẽn hoặc dị dạng mạch m.áu, tổn thương mạch m.áu,… bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật sớm để giải quyết.

Thuốc tăng lưu thông m.áu: Giúp cải thiện tình trạng thiếu m.áu lên não, giảm tuần hoàn m.áu não.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn não như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, kém tập trung,… thì nên sớm đến bệnh viện kiểm tra và chẩn đoán. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não phát hiện muộn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho não bộ cũng như tính mạng người bệnh, không nên chủ quan tự mua thuốc điều trị.

Chữa rối loạn t.iền đình bằng cách nào?

Rối loạn t.iền đình là một hội chứng gặp ở mọi lứa t.uổi, tuy nhiên hay gặp nhất là ở người trưởng thành.

Đặc biệt, rối loạn t.iền đình đang ngày càng trẻ hóa do những tác động của môi trường và lối sống.

Nguyên nhân gây rối loạn t.iền đình

Rối loạn t.iền đình là một hội chứng xuất phát từ sự tổn thương của một số bộ phận nằm ở phía sau ốc tai và bên trong não bộ, khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch, cơ thể không giữ được thăng bằng gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt,…

Bất kỳ nguyên nhân nào làm tổn thương đến hệ thống t.iền đình đều có thể gây ra tình trạng rối loạn t.iền đình, bao gồm:

Viêm dây thần kinh t.iền đình: Virus zona, quai bị có thể gây liệt dây thần kinh t.iền đình, dẫn đến chóng mặt đột ngột.

Hội chứng Meniere: Là chứng rối loạn thính lực do sự gia tăng lượng dịch và mất cân bằng ion nội mô gây ra tình trạng ù tai kéo dài, chóng mặt và nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.

Dị dạng tai trong và chấn thương vùng trong tai.

Bệnh rối loạn tuần hoàn não, thiếu m.áu.

U dây thần kinh số 8.

Một số bệnh lý khác như: Nhồi m.áu tiểu não, xơ cứng rải rác, nhức đầu Migraine, bệnh parkinson…

Các dạng rối loạn t.iền đình và triệu chứng

Rối loạn t.iền đình được chia thành 2 dạng với những biểu hiện đặc trưng khác nhau:

Rối loạn t.iền đình ngoại biên

Đây là dạng phổ biến chiếm 90 – 95%, thường do tổn thương hệ thống t.iền đình ở vùng tai trong. Dấu hiệu đặc trưng là: Đau đầu, chóng mặt thoáng qua khi xoay lắc đầu, thay đồi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng. Một số ít trường hợp chóng mặt kéo dài không thể đứng vững hoặc di chuyển.

Rối loạn t.iền đình trung ương

Dạng bệnh này ít gặp hơn, nguyên nhân là do tổn thương nhân t.iền đình ở thân não và tiểu não liên quan đến tình trạng tai biến, viêm, u não,…

Triệu chứng thường rất rầm rộ, người bệnh đi đứng khó khăn, có thể xuất hiện nôn ói. Bên cạnh đó, những người bị rối loạn t.iền đình thường kèm theo một số triệu chứng khác như:

Rối loạn thị giác: Nhìn mờ, nhìn đôi, nhạy cảm quá mức với ánh sáng;

Ù tai, xuất hiện tiếng ồn lạ trong tai, dễ bị chấn động bởi tiếng ồn quá mức;

Rối loạn nhận thức, tâm lý: Tập trung kém, hay quên, lẫn lộn.

Rối loạn t.iền đình là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Ảnh minh họa.

Hệ lụy khi mắc rối loạn loạn t.iền đình

Triệu chứng rối loạn t.iền đình lặp lại trong thời gian dài gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, nếu không được điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm bao gồm:

Gia tăng nguy cơ trầm cảm: Tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt kéo dài gây suy giảm sức khỏe, lâu ngày nảy sinh tâm lý chán nản, mệt mỏi, lạc lõng.

Té ngã, chấn thương: Những cơn đau đầu, choáng váng đột ngột xảy ra khi mới ngủ dậy, đang tham gia giao thông hoặc làm việc trên cao có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm cho cả bản thân người bệnh và những người xung quanh.
Nguy cơ tai biến, đột quỵ: Rối loạn t.iền đình có liên quan đến tuần hoàn m.áu kém thì nguy cơ đột quỵ gây đe dọa tính mạng thường cao hơn.

Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, xây xẩm mặt mày là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh rối loạn t.iền đình. Tình trạng này có thể khiến người bệnh bị té ngã chấn thương nguy hiểm, thậm chí nếu kéo dài sẽ gây nhiều hậu quả xấu tới sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị rối loạn t.iền đình càng sớm càng tốt.

Cần làm gì khi bị rối loạn t.iền đình?

Bệnh rối loạn t.iền đình có thể chữa khỏi nhưng lại dễ tái phát nên cần kết hợp nhiều phương pháp. Tùy vào từng loại bệnh, mức độ triệu chứng mà thời gian điều trị có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng và thường áp dụng những phương pháp sau:

Hiện nay, điều trị chủ yếu là điều trị bằng phương pháp nội khoa (sử dụng thuốc). Trong trường hợp nội khoa không có hiệu quả, các bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật t.iền đình (điều trị bằng ngoại khoa) trong trường hợp cần thiết.

Các thuốc có thể dùng là thuốc cải thiện tuần hoàn não, thuốc kháng histamin, thuốc ức chế t.iền đình, thuốc chống nôn giúp giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, buồn nôn…

Thuốc giảm đau nếu đau kéo dài. T.huốc a.n t.hần khi căng thẳng quá mức, rối loạn cảm xúc. Thuốc chống viêm, kháng sinh khi có n.hiễm t.rùng ốc tai… Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Một số phương pháp như: Xoa bóp, bấm huyệt có tác dụng hỗ trợ làm giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn t.iền đình.

Ngoài ra, người bệnh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu folate, vitamin D, vitamin B6 từ ngũ cốc, các loại đậu (đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen), đậu bắp, măng tây, đậu phộng, hướng dương, hạnh nhân, cá, trứng, sữa…

Ăn nhiều rau quả giàu vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi, cà chua, dâu tây, bông cải xanh, cải xoăn… Uống đủ nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày.

Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, t.huốc l.á. Cắt giảm lượng chất béo từ mỡ động vật và những đồ ăn chế biến sẵn. Mát xa nhẹ nhàng vùng sau gáy, đỉnh đầu, trán hốc mắt trước khi đi ngủ 10 phút.

Hàng ngày có thể ngâm chân bằng nước gừng ấm 20 – 30 phút giúp cải thiện lưu thông m.áu. Tránh thay đổi tư thế đột ngột và không ngồi quá lâu một tư thế. Kê gối cao vừa phải phải khi ngủ. Tập thể thao đều đặn tối thiểu 15 – 20 phút/ngày như yoga, đi bộ, chạy bộ.

Việc áp dụng các bài tập điều trị và phục hồi chức năng t.iền đình, bài tập tăng cường sự phối hợp của mắt, đầu và toàn thân để cải thiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt.

Tóm lại: Rối loạn chức năng t.iền đình là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Khi có dấu hiệu của bệnh nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *