Theo các chuyên gia y tế, cả nam lẫn nữ, cơ thể tích mỡ trong bụng và dưới da quanh bụng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Anh Quang Huy (43 t.uổi) giám đốc một công ty xây dựng ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ thường được bạn bè, người quen thân gọi với biệt danh anh Huy béo vì cân nặng hơn 90kg. Nhiều khi nhìn lại mình, mới ngoài 40 mà cơ thể đã “xập xệ”, nhất là cái bụng bia quá cỡ, khiến anh không khỏi ngậm ngùi.
“Bà xã tôi cứ càm ràm chồng ngày càng phát tướng lại lười tập thể dục”- anh Huy bộc bạch. Theo anh Huy, lo làm ăn, cậy t.uổi trẻ nên không chăm lo sức khỏe. Hai năm nay, cân nặng ngày càng tăng mà sức khỏe thì ngày càng đi xuống. Mới đây, anh đến bệnh viện tầm soát, bác sĩ chẩn đoán anh bị thừa cân, mỡ trong m.áu, gan nhiễm mỡ, khuyên anh phải giảm cân, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Các chuyên gia y tế cho rằng, người có vòng bụng càng to càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Thống kê của các tổ chức y tế cho thấy, bệnh lý béo phì đang có chiều hướng gia tăng khắp nơi trên thế giới, nhất là ở phương Tây và các nước đang phát triển. Ước tính đến năm 2025, thế giới có khoảng 18% nam giới và 21% nữ giới béo phì. Bác sĩ CKII Lưu Ngọc Trân, là Trưởng khoa nội tiết, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, tùy theo mức độ và thời gian tăng cân, béo phì có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố thúc đẩy của nhiều bệnh đồng mắc như đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu, bệnh tim mạch, rối loạn chức năng gan, giảm chức năng hô hấp, giảm khả năng sinh sản, rối loạn tâm lý và nguy cơ ung thư,… Sự tích mỡ ở bụng và dưới da quanh bụng khiến người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch chuyển hóa.
Theo bác sĩ Lưu Ngọc Trân, một số nguyên nhân được cho là trực tiếp gây bệnh béo phì như yếu tố môi trường, lối sống, ít hoạt động thể lực và thói quen ăn uống ít chất xơ lại nhiều chất béo bão hòa… Ngoài ra, các yếu tố bệnh lý, tâm lý, di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây nên béo phì.
Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố tiêu chuẩn giới hạn BMI dành cho người châu Á, có cân nặng hợp lý, thể trạng khỏe mạnh trong khoảng từ 18,5 – 22,9 kg/m2. Chỉ số BMI được xem là thừa cân cần phải can thiệp khi 23,0 kg/m2 và béo phì khi BMI 25,0 kg/m2. Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu, và đái tháo đường tuýp 2, cùng với nhiều bệnh lý khác như bệnh gan nhiễm mỡ, trào ngược dạ dày thực quản, ngưng thở khi ngủ và viêm khớp.
Bác sĩ Lưu Ngọc Trân cho biết, người bệnh béo phì muốn cải thiện tình trạng phải bắt đầu từ việc thay đổi lối sống, thực hiện hành vi ăn uống hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực. Chế độ ăn phải tuân theo nguyên tắc giảm năng lượng nhưng không dưới 800 kcal/ngày; phân bố bữa ăn thích hợp, không nên ăn vào buổi tối, hạn chế thịt mỡ, chất béo bão hòa, glucid hấp thu nhanh (các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga), muối 6g/ngày. Mọi người cần uống đủ nước, từ 1,5 – 2 lít/ngày.
Tiến trình thay đổi chế độ ăn diễn ra gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu giúp giảm cân, giai đoạn sau củng cố kết quả. Để đạt được điều này cần có sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động thể lực: vận động cơ thể làm tiêu hao năng lượng, phục hồi chức năng vận động, hô hấp, tạo cảm giác phấn khởi, lành mạnh trong cuộc sống. Cần có chế độ tập luyện phù hợp với từng cá nhân, phải có sự hướng dẫn của chuyên gia thể hình và theo dõi của thầy thuốc để tránh các tai biến do quá sức, chấn thương,…
Bài, ảnh: HẢI TIẾN
Theo baocantho
Nguy hại từ việc lạm dụng đồ ăn nhanh
Cuộc sống bộn bề với những áp lực công việc lớn, chúng ta bỏ qua cả những bữa ăn chính và lựa chọn thức ăn nhanh (fastfood) để tiết kiệm tối đa thời gian.
Tuy có nhiều lợi thế nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua những mặt trái từ việc ăn nhiều thức ăn nhanh…
Đồ ăn nhanh có chứa nhiều calori và cholesterol nên khả năng gây béo phì rất cao với những ai có xu hướng lạm dụng chúng. Sử dụng đồ ăn nhanh nhiều khiến con người trì trệ hơn, do không phải đi chợ mua thực phẩm, chế biến, nấu nướng… Không chỉ gà rán, khoai tây chiên mà đa số thức ăn nhanh đều chứa rất nhiều chất béo và tinh bột.
Điều này dẫn đến việc nếu ăn quá nhiều thức ăn nhanh bạn sẽ thừa cân, béo phì kéo theo hàng loạt các nguy cơ bệnh lý liên quan đến dư thừa và mất cân bằng dinh dưỡng. Khi mắc phải bệnh béo phì sẽ kéo theo hàng loạt các nguy cơ, biến chứng bệnh khác như: mỡ trong m.áu, huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi m.áu cơ tim và nguy hiểm nhất là có thể mắc phải căn bệnh thế kỷ ung thư…
Fastfood là món ăn ưa thích của giới trẻ trong cuộc sống hiện đại
Không chỉ cung cấp nhiều chất béo và cholesterol, nhiều loại thức ăn nhanh còn có chỉ số đường huyết cao (chỉ số chuyển hoá carbonhydrat thành glucose đưa vào m.áu), ví dụ như các loại bánh được làm từ bột mì trắng, khoai tây rán, các loại nước ngọt có ga (là những thành phần có trong khẩu phần của fastfood).
Khi dùng các loại thức ăn nhanh trong thành phần có các loại thực phẩm trên sẽ làm lượng đường tăng trong m.áu nhanh và sẽ khiến tuyến tụy phải tiết nhiều Insulin để giúp chuyển hoá glucose thành năng lượng. Do tuyến tụy luôn phải hoạt động quá nhiều sẽ bị suy giảm chức năng và dẫn đến đái tháo đường tuýp 2. Bệnh này trước đây chỉ gặp ở người lớn nay đã gặp ở t.rẻ e.m mà những t.rẻ e.m mập có nguy cơ mắc cao hơn.
Fastfood tuy tiện ích nhưng gây nguy hại cho cơ thể nếu lạm dụng
Một số món ăn nhanh hiện khá phổ biến là “mì, bún, phở ăn liền”, thành phần dinh dưỡng của loại thức ăn liền này chủ yếu là chất bột còn chất đạm, chất béo, vitamin đều rất thấp. Những người thường xuyên ăn “mì ăn liền” trong thời gian dài có tới 60% bị mắc các chứng bệnh thiếu dinh dưỡng, trong đó thiếu m.áu do thiếu sắt là 54%, thiếu vitamin B2 là 23%, thiếu kẽm là 16% và thiếu vitamin A là 29%. Bên cạnh đó, trong fastfood luôn chứa chất béo bão hoà Triglycerid (loại chất béo xấu), làm gia tăng cholesterol trong m.áu gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch. Trong các đồ ăn nhanh không chứa nhiều chất carbohydrate và protein để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động do vậy, bạn sẽ cảm thấy nhanh chóng mệt mỏi, kiệt sức, nặng nề trong các vận động, sinh hoạt…
Đồ ăn nhanh thường đơn giản không mang tính đa dạng thực phẩm. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và muối khoáng) với 15 loại thực phẩm phối hợp khác nhau. Trong fastfood thường số lượng các loại thực phẩm ít và phải qua chế biến công nghiệp nên thiếu các thành phần vi lượng và khoáng chất. Do đó fastfood thường thiếu và mất cân đối về dinh dưỡng, chưa kể đến việc sử dụng các chất phụ gia trong tẩm ướp và các dụng cụ chứa đựng không đáp ứng tiêu chuẩn ATTP.
Sử dụng dầu chiên lại nhiều lần, không đảm bảo ATTP gây nên nhiều bệnh cho cơ thể
Ngoài ra, hầu hết thức ăn nhanh được chiên bởi dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Loại dầu này sẽ phát sinh những chất amin dị vòng là nguyên nhân có khả năng cao gây nên bệnh ung thư.
Tuy việc lựa chọn đồ ăn nhanh phù hợp với cuộc sống khẩn trương nhưng ngoài các nguy cơ mất ATTP thì lại không đảm bảo cho sức khỏe. Do vậy chúng ta chỉ nên ăn fastfood khi thực sự bận rộn, thiếu thời gian, không nên ăn thường xuyên, kéo dài nhiều ngày. Các bữa ăn truyền thống với đa dạng thực phẩm tươi, sạch sẽ đem lại sự khoẻ mạnh, thân hình cân đối và phòng tránh được các bệnh liên quan đến ăn uống.
Nên tự chế biến thức ăn nhanh ở nhà để giảm tác hại từ việc dùng quá nhiều dầu mỡ hay nguồn thực phẩm không an toàn. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao sau khi đã dùng thức ăn nhanh. Việc này giúp đốt cháy chất béo và hạn chế tăng cân. Chẳng hạn, nếu mỗi ngày chỉ tập 30 phút thì ngày nào dùng thức ăn nhanh, bạn nên tăng thời gian vận động lên 45 phút – 1 giờ. Ăn thêm trái cây sau khi sử dụng fastfood để đảm bảo cân bằng và cung cấp chất dinh dưỡng hợp lý. Khi ăn luôn lưu ý là phải chừa bụng để ăn thêm trái cây, đừng ăn thức ăn nhanh no quá mức. Nên ăn chậm nhai kỹ, khi vừa no thì dừng lại ngay. Và chỉ nên chọn loại size nhỏ và không sử dụng liên tục hay uống kèm nước ngọt có đường/gas. Tối đa chỉ ăn 2 bữa/tuần.
Xuân Thanh
Theo PLXH