Thực hiện những mẹo này để ngừng tiêu thụ đồ ăn vặt

Đồ ăn vặt thường không tốt cho sức khỏe vì chúng có thể chứa nhiều đường, hay nhiều dầu trong quá trình chiên rán…

Đồ ăn vặt là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả các loại thực phẩm và đồ uống đã qua chế biến sẵn, như đồ ăn nhanh, nước ngọt, kẹo, bánh quy và đồ ăn nhẹ có vị mặn. Mặc dù không có gì sai khi thỉnh thoảng thưởng thức những món ăn yêu thích này, nhưng nếu tiêu thụ thường xuyên trong chế độ ăn có thể gây hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

Đồ ăn vặt thường không tốt cho sức khỏe vì chúng có thể chứa nhiều đường, hay nhiều dầu trong quá trình chiên rán. Ảnh: GETTY IMAGES.

Chế độ ăn nhiều đồ ăn vặt có liên quan đến các tình trạng như béo phì, gan nhiễm mỡ, lượng đường trong m.áu cao, trầm cảm, bệnh tim và một số bệnh ung thư. Vì vậy, bạn có thể thực hiện một lời khuyên dưới đây để ngừng việc ăn vặt.

Nấu bữa ăn tại nhà

Cố gắng nấu nhiều bữa ăn hơn ở nhà là một trong những cách tốt nhất để cắt giảm đồ ăn vặt.

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người nấu ăn nhiều hơn có chế độ ăn uống chất lượng tốt hơn, bao gồm ăn nhiều trái cây và rau quả hơn, ít tiêu thụ đồ ăn nhanh hơn, cũng như tỷ lệ béo phì thấp hơn so với những người thường xuyên ăn tối ở ngoài.

Ăn nhiều chất đạm hơn

Protein là chất dinh dưỡng tạo cảm giác no nhất và có tác động mạnh mẽ đến lượng thức ăn cũng như lựa chọn thực phẩm của bạn.

Các nghiên cứu cho thấy rằng việc tăng lượng protein nạp vào là một cách hiệu quả để giảm ăn vặt và ngăn ngừa ăn quá nhiều, điều này có thể giúp bạn giảm lượng đồ ăn vặt.

Một nghiên cứu nhỏ năm 2019 bao gồm 19 người cho thấy rằng việc tuân theo chế độ ăn nhiều protein hơn, ít carb hơn bao gồm 14% carbs, 58% chất béo và 28% protein trong bốn tuần giúp giảm đáng kể cảm giác thèm ăn vặt, bao gồm cả thèm đồ ngọt và đồ ăn nhanh.

Cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn thường xuyên

Việc cắt giảm lượng calo trong cơ thể hoặc hạn chế quá mức lượng thức ăn vào có vẻ như là một cách hiệu quả để thúc đẩy giảm cân hoặc ngăn ngừa việc ăn đồ ăn vặt, nhưng thực tế nó có thể có tác dụng ngược.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc bỏ bữa và không cho cơ thể ăn một số loại thực phẩm có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và ăn vặt.

Ăn nhiều thực phẩm làm no

Hầu hết đồ ăn vặt đều chứa nhiều calo nhưng lại ít chất dinh dưỡng gây no như chất xơ, protein và chất béo lành mạnh. Protein và chất xơ đặc biệt quan trọng đối với cảm giác no vì chúng giúp cơ thể bạn cảm thấy no sau khi ăn.

Thay vì ăn đồ ăn vặt, bạn hãy chọn bữa sáng giàu protein hơn, nhiều chất xơ hơn, chẳng hạn như trứng và một phần trái cây sẽ giúp bạn cảm thấy no hơn sau khi ăn, điều này có thể giúp ngăn ngừa cảm giác thèm đồ ăn vặt vào cuối ngày.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ rất cần thiết cho sức khỏe và việc thiếu ngủ có thể tác động tiêu cực đến việc lựa chọn thực phẩm của bạn và làm tăng ham muốn ăn vặt.

Các nghiên cứu cho thấy rằng thiếu ngủ và rối loạn giấc ngủ có thể làm tăng lượng calo tổng thể, ăn vặt và thèm ăn các loại thực phẩm giàu carbs và chất béo, chẳng hạn như đồ ăn vặt.

Quản lý căng thẳng của bạn

Căng thẳng có thể gây tổn hại đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn và thậm chí có thể khiến bạn ăn vặt nhiều hơn. Mặc dù không thể tránh được mọi dạng căng thẳng, nhưng việc phát triển các phương pháp quản lý căng thẳng lành mạnh có thể giúp bạn cắt giảm lượng đồ ăn vặt.

Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy những người có mức độ căng thẳng cao có khả năng tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn cao hơn gần gấp đôi so với những người có mức độ căng thẳng thấp.

Hạn chế tích trữ đồ ăn vặt

Nhà bếp của bạn không nên tích trữ đồ ăn vặt, bạn có thể cân nhắc việc đổi các sản như một số loại hạt tốt cho sức khỏe.

Đừng bắt đầu chế độ ăn kiêng hạn chế

Tuân theo những chế độ ăn kiêng hạn chế không cần thiết sẽ không tốt cho sức khỏe tổng thể và có thể tác động tiêu cực đến ăn vặt nhiều hơn.

Thay vì chế độ ăn kiêng hạn chế hãy thử chuyển sang chế độ ăn uống bổ dưỡng hơn, toàn diện hơn, có liên quan đến kết quả sức khỏe tích cực, như chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải hoặc chế độ ăn lấy thực vật làm trung tâm.

Món bánh khoái khẩu của nhiều người nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc

Bánh rán là món khoái khẩu được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, đây lại là món ăn vặt tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm, có thể dẫn tới ngộ độc.

Là tín đồ của bánh rán đường, bánh mật, chị Lê Thị Dung, Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết mỗi sáng đi làm chị đều qua quán bánh bán ở vỉa hè mua 3 chiếc chỉ với giá 10.000 đồng. Người phụ nữ này còn mua bánh rán cho các con làm quà ăn sáng, chiều. Trẻ thích đồ ngọt nên bánh rán là món các bé yêu thích vì vừa tiện lợi vừa ngon miệng.

Theo bà N.T.H (bán hàng tại khu đô thị Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội), mỗi ngày, bà bán kèm thêm khoảng 50 chiếc bánh rán cho khách bao gồm bánh bọc đường, mật, vừng. Tuy nhiên, những chiếc bánh này được sản xuất bánh như thế nào thì bà không biết.


Nỗi lo mất an toàn thực phẩm vê bánh rán bán rong ở vỉa hè Hà Nội. Ảnh: Phương Anh

Mỗi ngày, người đổ mối mang tới giao bánh với giá 2.000 đồng/chiếc, bà H. bán cho khách 3.000 đồng. Bà H. khẳng định đây là mối quen, không có hàng ế từ hôm trước. Một số mối giao bánh buổi sáng, chiều tối lại đi gom bánh ế mang về.

Dù bán bánh rán nhưng bà H. không bao giờ dám ăn vì “cũng không rõ nguồn gốc có đảm bảo hay không”. Ngoài ra, bánh rán còn quá ngọt, nhiều dầu mỡ.

Anh Trung, một người bán đồ ăn vặt tại đường Trần Duy Hưng, Hà Nội, cũng cho biết các món bánh rán, bánh tiêu, bánh dày đều do một người khác bỏ mối. Do đó, anh không rõ các sản phẩm này được sản xuất ở đâu, chưa nói tới vấn đề an toàn thực phẩm của cơ sở làm ra những chiếc bánh đó.

Thực tế cũng cho thấy tại các quán trà đá vỉa hè hay quán cóc bán đồ ăn vặt ven đường, người dân đều dễ dàng mua được những chiếc bánh rán ba không: Không nguồn gốc, không tem mác, không hạn sử dụng.

Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa (Hà Nội), bánh rán được làm từ bột gạo, đỗ, đường, mật… Bột gạo thường được ngâm chua để bánh có độ xốp, nở. Gần đây, các cơ sở sản xuất bánh rán dùng bột nở thay thế. Nếu bột nở không đảm bảo có thể gây hại cho cơ thể người ăn.

Ngoài ra, quá trình chiên nướng trên 120 độ C còn khiến các protein phản ứng với đường trong môi trường nhiệt tạo thành acrylamide. Lượng acrylamide trong thức ăn phụ thuộc chủ yếu vào thời gian nấu và nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao và nấu càng lâu thì càng nhiều acrylamide được tạo ra. Do acrylamide có thể làm tổn thương cấu trúc DNA trên động vật nghiên cứu nên FDA đã xếp chất này vào loại có hại cho sức khỏe.

Với công suất làm bánh cung cấp ra thị trường tại các lò bánh rán, ông Thịnh khẳng định khó đảm bảo an toàn thực phẩm. Các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Chuyên gia này cũng cho biết bản thân không bao giờ ăn bánh rán hay các loại quẩy, nui bán ven đường vì nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Theo bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên bác sĩ tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Hà Nội), bánh rán thường được các cơ sở sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi loại dầu mỡ đã chuyển hóa sinh ra các chất độc hại gây ra nhiều bệnh tật trong đó có ung thư.

Vì vậy, bác sĩ Hải khuyến cáo người tiêu dùng không dùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hạn chế các thực phẩm chiên rán sẵn. Bởi đa số món ăn chiên sẵn đều sử dụng dầu mỡ kém chất lượng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *