Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, biến chứng nguy hiểm trên bệnh nhân ung thư

Không chỉ phát sinh thêm những khoản chi phí điều trị, biến chứng thuyên tắc huyết khối còn gia tăng nguy cơ t.ử v.ong trên bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, việc điều trị biến chứng này đang còn là thách thức lớn đối với các bác sĩ chuyên khoa ung bướu và tim mạch.

Đó là vấn đề đáng lo ngại trên bệnh nhân ung thư được PGS.TS.BS Châu Ngọc Hoa, Phó chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam nêu ra tại Hội nghị Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy lần thứ I.

Theo đó, thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là một biến chứng phổ biến trên bệnh nhân ung thư và là nguyên nhân gây bệnh tật, t.ử v.ong ở nhóm bệnh này dẫn đến tăng đáng kể chi phí chăm sóc sức khỏe. Nhóm bệnh nhân ung thư thường mắc nhiều bệnh cơ hội và có nguy cơ tái phát huyết khối tĩnh mạch và xuất huyết cũng cao hơn so với bệnh nhân không ung thư.

Ước tính, khoảng 20% bệnh nhân ung thư bị biến chứng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Những bệnh nhân bị biến chứng, ung thư đã di căn và đang hóa trị thường tăng nguy cơ bị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch tái phát khoảng 15% sau khi dùng thuốc chống đông, cùng biến chứng xuất huyết và bệnh suất đi kèm. Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là nguyên nhân gây t.ử v.ong thứ 2 trong nhóm bệnh nhân ung thư.

Hiện nay, việc điều trị bằng thuốc chống đông m.áu vẫn còn là một thách thức trong thực hành lâm sàng. Trong nhiều năm, liệu pháp dài hạn với thuốc chống đông m.áu đường tiêm trọng lượng phân tử thấp được xem là điều trị chuẩn cho bệnh huyết khối tĩnh mạch liên quan đến ung thư có hiệu quả giảm tái phát huyết khối và cải thiện sự an toàn cho người bệnh.

Trong những năm gần đây, thuốc chống đông m.áu đường uống trực tiếp, mang lại sự thuận tiện cho bệnh nhân và có tác dụng nhanh chóng đã được đề xuất như một lựa chọn mới trong bệnh cảnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Tuy nhiên, để tìm ra tính ưu việt của 2 phương pháp điều trị, các nghiên cứu trên cơ sở so sánh đã được triển khai.

Các nhà nghiên cứu tiến tới một sự lựa chọn có lợi nhất cho người bệnh ung thư khi cần điều trị dự phòng bằng thuốc chống đông m.áu để ngăn chặn sự tiên phát thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng thuốc chống ung thư toàn thân. Gần đây, 2 thử nghiệm trực tiếp so sánh giữa liệu pháp phân tử thấp với thuốc uống trực tiếp trên bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.

Kết quả cho thấy, hiệu quả tương đương của thuốc uống trực tiếp với nguy cơ xuất huyết gia tăng. Đôi khi, sử dụng thuốc uống trong điều trị huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân ung thư có thể gặp nhiều thách thức do tính không đồng nhất của các khối u ác tính tiềm ẩn và những bệnh lý cơ hội khác đi kèm.

Theo PGS Ngọc Hoa, việc điều trị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân ung thư thường đối mặt với những nguy cơ suy thận và dị tật đường tiêu hóa khi bác sĩ lựa chọn thuốc chống đông m.áu. Do đó, bác sĩ cần tuân thủ các khuyến nghị hướng dẫn có sẵn nhằm quản lý chống đông m.áu, hạn chế nguy cơ biến chứng, t.ử v.ong cho người bệnh trong giai đoạn điều trị ung thư.

Vân Sơn

Theo dantri

Người bệnh ung thư có nguy cơ tắc mạch cao gấp 5 lần người thường

Bệnh nhân ung thư có nguy cơ bị tắc mạch cao hơn người thường. Việc điều trị cho nhóm bệnh nhân này cũng phức tạp hơn do những đặc điểm riêng biệt của bệnh lý ung thư gây ra.

Đây là thông tin được TS.BS Nguyễn Thanh Liêm (Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn) chia sẻ tại hội nghị Khoa học Bệnh viện năm 2019 diễn ra tại Bệnh viện này vào chiều 21/9.

Theo BS Liêm, cùng với sự tiến bộ của điều trị, đời sống của bệnh nhân ung thư ngày càng kéo dài hơn. Bên cạnh tác động của thuốc đến tim, thuốc điều trị cho bệnh nhân ung thư còn có nguy cơ dẫn đến tình trạng tắc mạch. Nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân ung thư có nguy cơ tắc mạch và xuất huyết cao gấp 5 lần so với người bình thường, đây là biến chứng thường xảy ra cao, lên đến 20% ở bệnh nhân ung thư. Thêm vào đó, bệnh nhân ung thư thường có thêm những vấn đề khác như suy thận, giảm tiểu cầu hoặc dùng các thuốc tương tác với các thuốc kháng đông.

“Tắc mạch thường xảy ra trên nhóm bệnh nhân này bao gồm tắc động mạch (ĐM) và tĩnh mạch (TM), có thể dẫn đến nhồi m.áu cơ tim hoặc thuyên tắc phổi. Cơ chế gây tắc mạch có thể thường phức tạp có thể do bệnh lý tim có sẵn nhưng cũng có thể do việc điều trị ung thư hoặc bản thân ung thư gây tăng đông, rối loạn nhịp. Việc điều trị cũng khó khăn vì thường xuyên đối diện giữa nguy cơ tăng đông và xuất huyết”, BS Liêm cho biết.

Cũng tại Hội nghị, 21 đề tài nghiên cứu về “các phương pháp điều trị mới, cập nhật phác đồ tầm soát và điều trị, nâng cao an toàn người bệnh, giảm sai sót và biến chứng trong điều trị” liên quan những bệnh lý về tiêu hóa, ung thư và chấn thương chỉnh hình nhằm cải thiện chất lượng sống và hiệu quả điều trị cho người bệnh như “Điều trị tắc mạch trong ung thư”, “Hiệu quả phẫu thuật STARR điều trị sa trực tràng kiểu túi”, “Điều trị gãy xương đùi bằng phương pháp thay khớp háng chuôi dài”, “Hiệu quả điều trị nhồi m.áu não cấp bằng tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch”…

Theo tienphong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *