Tiêm 2 mũi AztraZeneca cách nhau 6 tuần, hiệu quả bảo vệ có đảm bảo không? Chuyên gia tiêm chủng trả lời

Theo WHO, vắc xin AstraZeneca đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ mọi người khỏi các nguy cơ cực kỳ nghiêm trọng của COVID-19, bao gồm t.ử v.ong, nhập viện và mắc bệnh nặng.

Cách vắc xin sinh kháng thể

Vắc xin AstraZeneca khi vào cơ thể sẽ hoạt động ra sao để sinh miễn dịch? ThS BS. Nguyễn Hiền Minh – Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho hay, s au khi tiêm, vắc xin (dựa trên vector là adenovirus) sẽ mang mã di truyền của virus SARS-CoV-2 quy định protein S vào trong tế bào của cơ thể. Cơ thể bắt đầu tự tạo ra protein S.

Các tế bào miễn dịch trong m.áu nhận diện protein S là “kẻ xâm nhập”, và kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch. Cơ thể bắt đầu tạo ra kháng thể và tế bào miễn dịch giờ đây có thể nhắm trúng mục tiêu và t.iêu d.iệt các tế bào nhiễm có mang protein S.

Hệ thống miễn dịch sau đó tiếp tục tạo ra các tế bào trí nhớ. Những tế bào trí nhớ này có thể phát hiện ra virus SARS-CoV-2 trong tương lai, bằng cách nhận ra protein S trên bề mặt của virus. Điều này ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan và làm giảm tác hại do bệnh COVID-19 gây ra cho cơ thể “, bác sĩ Hiền Minh cho hay.

Hiệu lực bảo vệ của vắc xin AstraZeneca

Theo bác sĩ Hiền Minh, AstraZeneca là công ty dược phẩm toàn cầu đầu tiên tham gia Chương trình COVAX Facility (Giải pháp tiếp cận vắc xin phòng Covid-19 toàn cầu) vào tháng 6/2020 vì cam kết chung đối với việc tiếp cận công bằng, phân bổ bình đẳng vắc xin Covid-19 toàn cầu, bất kể mức thu nhập.

Tiêm vắc xin COVID-19 ở nhà thi đấu Phú Thọ TP.HCM – Ảnh Hải An.

Tại Việt Nam, vắc xin COVID-19 AstraZeneca đã được Bộ Y tế phê duyệt theo quyết định số 983/QĐ-BYT ngày 01/2/2021, vắc xin tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên. Vắc xin dạng dung dịch, được đóng 10 liều trong 1 lọ, mỗi liều 0,5ml. Lọ vắc xin đã mở chỉ sử dụng trong vòng 6 giờ và lọ vắc xin có hạn sử dụng 6 tháng từ ngày sản xuất.

Bác sĩ Hiền Minh cho biết: Một liều tiêu chuẩn của vắc xin AstraZeneca có tác dụng giảm 76% nguy cơ bệnh COVID-19 có triệu chứng trong 90 ngày đầu tiên và sự bảo vệ được duy trì cho đến liều tiêm thứ hai.

Đ ánh giá hiệu lực vắc xin AstraZeneca sau một liều tiêm và tính sinh miễn dịch của vắc xin liên quan đến khoảng cách thời gian tối ưu giữa hai lần tiêm cho thấy : với khoảng cách giữa hai liều từ 12 tuần trở lên, hiệu lực bảo vệ của vắc xin AstraZeneca tăng lên đến 82% , trong khi đó nếu hai mũi tiêm cách nhau dưới 6 tuần thì hiệu lực bảo vệ chỉ khoảng 55%”.

Tương tự như tất cả các loại vắc xin khác, vắc xin Covid-19 có thể gây ra tác dụng phụ. Hầu hết tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca thường nhẹ và ngắn hạn, có thể kéo dài 1 đến 3 ngày sau khi tiêm, ít ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và không phải ai cũng gặp phải (chiếm khoảng 10-20% số người được tiêm chủng).

Các tác dụng ngoài ý thường nhẹ hơn và ít xảy ra hơn sau liều thứ hai và ít xảy ra ở người lớn t.uổi (65 t.uổi): Đau cánh tay ở vị trí tiêm; Cảm thấy mệt mỏi; Đau đầu; Cảm thấy đau nhức cơ thể; Bị sốt hoặc cảm thấy lạnh run.

Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin là hiếm gặp. Hội chứng huyết khối giảm tiểu cầu rất hiếm gặp sau tiêm (tần suất ước tính khoảng 8,1 trên 1 triệu liều). Dấu hiệu để bạn có thể nghi ngờ mình có biến chứng hiếm gặp này sau khi tiêm vắc xin của AstraZeneca: Khó thở; Đau ở ngực hoặc dạ dày; Sưng hoặc lạnh ở cánh tay hoặc chân; nhức đầu nghiêm trọng kéo dài trên 4 ngày hoặc mờ mắt sau khi tiêm; C.hảy m.áu dai dẳng hoặc xuất hiện vết bầm tím bất thường.

Xét nghiệm kháng thể cho người dân 6 phường ở Phú Nhuận và Bình Thạnh

Từ ngày 29-8 đến 14-9, Viện Pasteur TP.HCM phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM tổ chức lấy mẫu điều tra kháng thể kháng virus SARS-CoV-2 cho 3.600 người dân tại 6 phường của quận Bình Thạnh và Phú Nhuận.

Người dân được lấy mẫu xét nghiệm kháng thể sáng 14-9 – Video: DUYÊN PHAN

Trao đổi với T.uổi Trẻ Online sáng 14-9, bác sĩ Trương Thị Thùy Dung – Viện Pasteur TP.HCM – cho biết kế hoạch lấy mẫu điều tra kháng thể cho 3.600 người dân tại 6 phường của quận Bình Thạnh và Phú Nhuận được triển khai hai đợt, bắt đầu từ ngày 29-8 đến hôm nay 14-9.

Tại quận Bình Thạnh, các phường được chọn lấy mẫu điều tra gồm phường 12, 22, 24; tại quận Phú Nhuận gồm phường 1, 2, 8. Mỗi phường sẽ lấy 600 mẫu, mỗi mẫu lấy 3ml m.áu. Sáng 14-9 là ngày cuối cùng đơn vị triển khai lấy mẫu cho người dân tại phường 2, quận Phú Nhuận.

Việc lựa chọn hai quận này dựa trên tiêu chí về tỉ lệ ca mắc và độ khả thi khi thực hiện lấy mẫu điều tra.

Về tiêu chí chọn phường, bác sĩ Dung cho biết tại các quận đều phân các vùng nguy cơ từ đỏ, vàng, xanh, cận xanh. Nhóm nghiên cứu sẽ lần lượt chọn các phường có tỉ lệ tổ dân phố đỏ cao nhất, phường có tỉ lệ tổ vàng cao nhất và phường có tỉ lệ tổ xanh, cận xanh cao nhất… nhằm đảm bảo đại diện cho tất cả các vùng từ nguy cơ thấp đến cao.

Người dân phường 2, quận Phú Nhuận được lấy mẫu xét nghiệm kháng thể sáng 14-9 – Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo bác sĩ Dung, khi tham gia, người dân phải thỏa các tiêu chí là công dân Việt Nam, từ 6 t.uổi trở lên, không có t.iền sử về bệnh rối loạn đông m.áu và tự nguyện cho lấy mẫu xét nghiệm.

Theo Viện Pasteur TP.HCM, kháng thể kháng virus SARS-CoV-2 sẽ xuất hiện trong m.áu của bệnh nhân mắc COVID-19 sau khi phục hồi và có thể được phát hiện trong m.áu. Việc khảo sát tỉ lệ người dân có kháng thể kháng virus sẽ giúp đ.ánh giá được mức độ lây nhiễm dịch COVID-19 tại TP.HCM trong thời gian qua.

Tính từ ngày 27-5 đến nay, TP.HCM đã có 303.475 trường hợp mắc COVID-19 được công bố. Hiện TP đang điều trị 39.296 bệnh nhân, trong đó có 2.914 t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi, 2.690 bệnh nhân nặng đang thở máy và 23 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Có 150.341 bệnh nhân khỏi bệnh xuất viện. Ngoài ra còn có khoảng 92.355 trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà.

Theo đ.ánh giá sơ bộ của Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh ở TP.HCM đang có chiều hướng giảm rõ rệt trên cả 2 tiêu chí về số ca mắc trong cộng đồng và số t.ử v.ong, đặc biệt số t.ử v.ong đã giảm 30%.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *