TP.HCM: B.é t.rai 8 t.uổi suýt c.hết vì học theo trò “thắt cổ còn sống” trên mạng

B.é t.rai dùng khăn quàng t.reo c.ổ lên dây phơi đồ cách mặt đất 20 cm và tím tái hôn mê nguy kịch vì ngộp thở sau đó.

Chiều 29/11, đại diện Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) xác nhận đã tiếp nhận điều trị và cứu sống bé Đ.T.K. (8 t.uổi, ngụ huyện Nhà Bè, TP.HCM) hôn mê do tự t.reo c.ổ.

Trước đó, bé được người nhà phát hiện dùng khăn quàng t.reo c.ổ trên dây phơi đồ, chân cách mặt đất 20 cm. Khi gia đình lao đến kiểm tra thì môi bé đã tím, tiêu không tự chủ, hôn mê nên vội ẵm xuống đưa đi đến phòng khám tư gần nhà cho thở ô xy, sơ cứu.

Một trường hợp trẻ điều trị tại BV Nhi đồng ở TP.HCM.

Sau đó, bé được chuyển đến Bệnh viện FV (quận 7, TP.HCM) nhưng nơi này chuyển tiếp đến Bệnh viện Nhi đồng 2 vì tình trạng quá nặng.

Tại đây sau khi thăm khám, các bác sĩ khoa Cấp cứu xác định bệnh nhi hôn mê, có chấm xuất huyết 2 mắt, vết hằn trên cổ, điểm tri giác chỉ còn 3-4/15…

Bệnh nhi được cho thở máy, chống phù não, dùng kháng sinh. Sau hơn 7 giờ cấp cứu, bệnh nhi đã bắt đầu tỉnh, được cai máy thở và tỉnh táo, chuyển đến khoa Nội tổng hợp.

Bác sĩ cảnh báo phụ huynh cần cảnh giác, theo sát khi thấy trẻ xem những thông tin trên mạng.

Sau gần 1 tuần điều trị, sức khoẻ bệnh nhi ổn định và được cho xuất viện vào ngày 26/11.

Theo lời người nhà sau khi tỉnh lại, b.é t.rai kể đã xem clip hướng dẫn t.reo c.ổ nhưng không c.hết trên youtube nên bắt chước làm theo và xảy ra sự cố suýt c.hết.

Theo Helino

Chuyên gia chỉ cách xử lý cấp tốc khi bị rắn cắn

Không ít người có thói quen hút nọc độc rắn để sơ cứu cho nạn nhân. Tuy nhiên, lương y Nguyễn Minh Phúc, nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y TP. Vũng Tàu cho biết hành động này tác hại khó lường.

Mới đây, bé L.M.U (13 t.uổi, ngụ tại Phú Yên) người dân tộc Ê Đê đi cắt cỏ ngoài đồng, bị rắn cắn ở gối trái. Sau đó bị sưng, đau nhiều nên gia đình đưa bé đến bệnh viện Tuy Hòa.

Tác hại khó lường khi tự hút độc sau khi bị rắn cắn. Ảnh minh họa

Tại viện, bác sĩ xác định bệnh nhi bị rắn độc cắn và chỉ định điều trị, song người nhà xin về. Nghe hàn xóm mách nước, cha bé đưa em đến một thầy lang vườn cắt, lễ và hút m.áu ở hai chân.

Qua vài ngày, vết thương ở chân trái không những không thuyên giảm mà chân phải cũng bị sưng to, gây đau đớn cho bé nên được người nhà chuyển thẳng lên Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM do cả hai chân của bệnh nhân đã bị n.hiễm t.rùng rất nặng.

Khi nhập viện Nhi đồng 2, tình trạng n.hiễm t.rùng hoại tử cẳng chân phải của bệnh nhi quá nặng, bác sĩ buộc phải cắt bỏ phân chân dưới. Chân trái cũng được bác sĩ cắt lọc và hút dịch 3 lần những chỗ hoại tử nặng song khả năng phải đoạn chi là rất cao.

Theo chia sẻ của lương y Nguyễn Minh Phúc, nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y TP. Vũng Tàu, khi bị rắn cắn người thân cần có cách sơ cứu kịp thời theo nguyên tắc là ngăn lượng độc tố không lan nhanh ra khắp cơ thể.

Cụ thể, ngay sau khi bị rắn cắn, nên rửa sạch vết thương và sử dụng bông gạc dài, lá cây có vị chát đắp vào vết thương và quấn chặt tại vùng bị rắn cắn để ngăn m.áu độc lưu thông. Một số lá cây có công dụng nhất định đối với người bị rắn cắn như lá cây kim vàng, cây duối…

Khi bị rắn độc cắn có thể dùng 100g lá kim vàng tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đem đắp vào nơi bị rắn độc cắn. Ngoài ra, có thể sử dụng cây duối để sơ cứu ban đầu cho nạn nhân. Vỏ cây duối và và vỏ cây sung tỉ lệ 1:1 giã nát hòa với nước tiểu t.rẻ e.m chắt lấy nước uống.

Tuy nhiên ông Phúc cho rằng thực tế những cây thuốc nam cũng chỉ là cách sơ cứu ban đầu bởi cho đến nay vẫn chưa có một loại cây thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh rắn cắn.

Cũng theo ông Phúc, người dân không nên tự hút m.áu độc của nạn nhân sau khi bị rắn cắn bởi khi hút m.áu độc do không biết chất độc từ chủng loại rắn an toàn hay cực độc nên nguy hại khó lường.

Đồng thời, khi hút m.áu độc không đúng cách dễ khiến m.áu độc lan sang cơ thể bệnh nhân nhanh hơn, ngay cả người hút m.áu độc cũng có nguy cơ bị chất độc xâm nhập cơ thể.

Vì thế, sau khi sơ cứu điều quan trọng là người thân phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nhanh nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời, tuyệt đối không đưa bệnh nhân đến những cơ sở điều trị tự phát gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hạo Nhiên

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *