Nữ bệnh nhân phát hiện mắc ung thư vú thì đã ở giai đoạn muộn, bác sĩ buộc phải cắt toàn bộ một bên ngực, nạo vét hạch. Điều này khiến chị rơi vào mặc cảm vì bên xẹp lép, bên vẫn căng tròn.
Ảnh minh họa
Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ, Bệnh viện E (Hà Nội) vừa thực hiện ca tái tạo vú cho bệnh nhân ung thư vú. Bệnh nhân nữ 36 t.uổi, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Bệnh nhân cho biết phát hiện mắc ung thư vú cách đây 1 năm. Khi đó, để đảm bảo cho sức khỏe của chị các bác sĩ chuyên khoa ung bướu đã quyết định cắt bỏ toàn bộ tuyến vú một bên kèm theo nạo vét hạch nách (phương pháp Patey). Sau phẫu thuật chị được chỉ định xạ trị một năm mới hoàn tất phác đồ điều trị căn bệnh ung thư vú của mình.
Hiện tình trạng bệnh của chị đã ổn định nhưng chị lại rơi vào tình trạng mặc cảm, không tự tin với vòng 1 không còn căng tròn như trước. Khi đi ra ngoài chị luôn luôn phải sử dụng bộ phận độn ở áo ngực để 2 bên ngực được cân đối.
Chị mong muốn được tạo hình lại bầu ngực, cũng như quầng núm vú sao cho tương đồng bên lành để có thể tự tin hơn trong mọi sinh hoạt.
Bác sĩ Lương Thanh Tú, khoa Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết bệnh nhân đến khám trong tình trạng bầu vú trái mất toàn bộ thể tích, quầng núm vú đã được cắt bỏ. Ngoài ra vết sẹo cũ và da vú còn lại trong tình trạng xơ cứng dính vào thành ngực do di chứng của xạ trị. Trong khi đó, tuyến vú bên phải có hình dáng khá tốt, có thể tích trung bình và không bị chảy xệ.
Sau khi thăm khám, làm lại mọi xét nghiệm cần thiết cho bệnh nhân các bác sĩ quyết định tạo hình lại bầu ngực cho bệnh nhân. Các bác sĩ lấy vạt da cơ lưng rộng bù vào phần khiếm khuyết trên ngực, sau đó đặt túi độn để tạo cho bệnh nhân một bầu ngực căng đầy.
ThS.BS Nguyễn Đình Minh, Trưởng Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ, Bệnh viện E, người thực hiện ca phẫu thuật này cho biết có rất nhiều phương tái tạo lại bầu từ đơn giản đến phức tạp. Tuỳ thuộc vào tình trạng tuyến vú, sự cân xứng giữa 2 bên và nhu cầu của người bệnh mà bác sĩ sẽ có lựa chọn phù hợp.
Trong trường hợp này bác sĩ lựa chọn sử dụng tái tạo vú bằng vạt da cơ lưng to kết hợp với đặt túi độn nhân tạo. Đây là một phương pháp tạo hình kinh điển, có độ an toàn rất cao.
Ưu điểm của phương pháp này là vạt da có sức sống rất tốt do sử dụng cuống mạch liền là bó mạch ngực lưng. Mạch này cung cấp m.áu cho toàn bộ cơ lưng rộng và đảo da trên cơ, vùng cho vạt ở sau lưng có thể khâu đóng kín và để lại sẹo khá đẹp.
Thao tác kỹ thuật được thực hiện nhanh gọn. Trong vòng 3 tiếng các bác sĩ có thể bóc xong vạt và tạo hình. Nhược điểm duy nhất của phương pháp này là vạt da cơ chưa cung cấp đủ thể tích cho vú mới nên phải sử dụng thêm túi độn nhân tạo để tăng thể tích cho vú.
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm bác sĩ có thể phẫu thuật cắt u hoặc cắt 1/4 bảo tồn được tuyến vú phối hợp xạ trị tại chỗ. Tuy nhiên, tại nước ta tỷ lệ bảo tồn chưa được cao chỉ khoảng 10% vì phụ thuộc vào kích thước khối u.
Hà An
Theo Dân trí
Phẫu thuật cứu người đàn ông bị lưỡi cưa văng vào mặt
Ngày 28/11, các bác sĩ Bệnh viện E đã mổ cấp cứu xử trí vết thương, nối thần kinh mặt bằng kính vi phẫu cho bệnh nhân nam bị lưỡi cưa văng vào mặt.
Theo đó, bệnh nhân nam 35 t.uổi (Hưng Hà, Thái Bình) được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện E trong tình trạng vết thương phức tạp, dài khoảng 13cm, kéo dài từ vùng má trái đến gần góc miệng trái, mép vết thương nham nhở,
Người nhà bệnh nhân cho biết, bệnh nhân bị lưỡi cưa của máy cưa văng vào mặt khi đang đứng trên giàn giáo cách mặt đất 10m và sử dụng c.ưa t.ay cưa khúc gỗ. Sau tai nạn, bệnh nhân bị mất m.áu rất nhiều ở vùng mặt.
Ngay lập tức, bệnh nhân được đẩy vào phòng mổ để các bác sĩ xử lý vết thương vùng mặt. ThS.BS Nguyễn Đình Minh – Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E cho biết: Bệnh nhân bị đứt đôi động mạch mặt, tổn thương thần kinh mặt và các cơ vùng mặt, đặc biệt là các cơ vận động vùng quanh miệng, không thấy có tổn thương ống tuyến nước bọt.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Trong phòng mổ cấp cứu, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt tiến hành cặp lại động mạch mặt, nối thần kinh mặt bằng kính vi phẫu với độ phóng đại gấp nhiều lần, đảm bảo độ chính xác cao, giảm thiểu di chứng cho bệnh nhân.
Sau đó, các bác sĩ tiến hành khâu phục hồi các cơ mặt cho bệnh nhân. Đây là công đoạn khó khăn nhất, bởi bệnh nhân bị đứt các nhánh thần kinh rất nhỏ nhưng lại chi phối các cơ vận động của khuôn mặt (biểu hiện của nét mặt). Nếu thực hiện không khéo, khuôn mặt sau này của bệnh nhân khó biểu cảm được cảm xúc như tức giận, vui vẻ, hạnh phúc…
“May mắn cho bệnh nhân là vết thương vẫn còn cuống mạch để nuôi phần vạt da bị lật lên không b.ị h.oại t.ử. Vì thế khi các bác sĩ tiến hành nối thần kinh mặt bằng kính vi phẫu cho bệnh nhân thì khả năng phục hồi là rất tốt” – ThS Nguyễn Đình Minh chia sẻ.
Bác sĩ Nguyễn Đình Minh cũng khuyến cáo: Trong quá trình lao động, sinh hoạt hằng ngày, khi bị tai nạn với các vết thương vùng mặt nguy hiểm, bệnh nhân cần được sơ cấp cứu sớm bằng cách dùng băng gạc sạch ấn chặt vào vùng ra m.áu (vì vùng mặt tập trung các mạch m.áu dễ gây tình trạng mất m.áu nhiều).
Sau đó, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt có trình độ tay nghề cao để được xử lý cấp cứu và tạo hình khuôn mặt tốt nhất, đảm bảo tính thẩm mỹ nhất cho bệnh nhân.
Nguyễn Liên
Theo vietnamnet