Trẻ chảy nước mắt nhiều có sao không? Trẻ chảy nước mắt không sốt có nguy hiểm không? Trẻ chảy nước mắt khi bị cảm có phải bình thường?… là những thắc mắc được rất nhiều phụ huynh quan tâm khi trẻ chảy nước mắt nhiều hơn bình thường.
Trẻ không chỉ chảy nước mắt khi khóc, đôi khi một số tình trạng sức khỏe có thể khiến trẻ chảy nước mắt liên tục và nhiều hơn chẳng hạn như n.hiễm t.rùng do cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, đau mắt đỏ, viêm xoang…hoặc có thể là dị vật trong mắt trẻ.
Các nguyên nhân khác nhau của tình trạng chảy nước mắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đòi hỏi những phương pháp điều trị khác nhau.
1. Trẻ bị cảm chảy nước mắt khi nào là bất thường?
Cảm lạnh hay cảm cúm khiến tình trạng tăng tiết dịch mũi ở trẻ tăng lên và gây ra tắc nghẽn đường hô hấp trên kết hợp với sự tắc nghẽn đường hô hấp trên khiến nước mắt của trẻ bị chảy ra. Nói cách khác, khi bị cảm, cơ thể trẻ sản xuất nhiều chất nhầy hơn để chống lại sự xâm nhập và tổn thương do virus và vi khuẩn gây ra, áp lực tăng lên trong các kênh kết nối giữa mũi và mắt khiến nước mắt chảy ra.
Thường thì trẻ chảy nước mắt khi bị cảm không phải là vấn đề nghiêm trọng và nó là một phần của phản ứng tự nhiên của cơ thể khi chống lại n.hiễm t.rùng và dịch tiết từ mắt kèm theo thường có màu trong.
Thường thì trẻ chảy nước mắt khi bị cảm không phải là vấn đề nghiêm trọng (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên chảy nước mắt cũng có thể là dấu hiệu của n.hiễm t.rùng chẳng hạn như đau mắt đỏ hoặc viêm xoang. Do vậy, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ thăm khám bác sĩ nếu trẻ bị chảy nước mắt kèm theo:
– Dịch tiết từ mắt trẻ có màu lạ như vàng, xanh hay đỏ với chất dịch đặc dính
– Sốt
– Đau mắt hoặc dường như có sự thay đổi về thị lực
– Mắt trẻ bị đỏ hoặc mí mắt sưng nề.
2. Cần làm gì khi trẻ bị chảy nước mắt do cảm lạnh?
Điều quan trọng nhất là người chăm sóc trẻ cần duy trì vệ sinh cá nhân tốt để không bị lây bệnh từ trẻ.
– Sử dụng khăn giấy ẩm mềm, bông hoặc khăn mặt sạch để lau mắt cho trẻ. Không nên dùng khăn lau mặt hoặc mũi với khăn bạn sẽ sử dụng cho bản thân. Nếu các triệu chứng mắt của trẻ xuất phát từ n.hiễm t.rùng do vi khuẩn hoặc virus, dịch tiết từ mắt của trẻ có thể là một nguồn lây nhiễm.
– Hãy rửa tay thường xuyên và khuyến khích trẻ làm như vậy. Rửa tay trước và sau khi lau mắt cho trẻ để tránh bị nhiễm khuẩn. Cũng đảm bảo cả gia đình bạn tuân thủ đúng quy trình rửa tay. Hãy nhớ rằng vi khuẩn hoặc virus trên tay bạn hoặc trên tay của trẻ có thể khiến trẻ mắc thêm n.hiễm t.rùng khác.
Sử dụng khăn giấy ẩm mềm, bông hoặc khăn mặt sạch để lau mắt cho trẻ (Ảnh: Internet)
3. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cảm lạnh
Ngoài chăm sóc mắt khi trẻ bị chảy nước mắt do cảm thì cha mẹ cũng cần nhớ một số nguyên tắc khác khi chăm sóc trẻ bị cảm như sau:
– Không có loại thuốc nào có thể khiến virus gây bệnh cảm biến mất nhanh hơn nhưng trẻ có thể cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn cũng như ngăn chặn tình trạng n.hiễm t.rùng trở nên nghiêm trọng hơn bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
– Tùy thuộc vào độ t.uổi của trẻ mà thuốc ho hoặc thuốc thông mũi, thuốc long đờm không kê đơn có thể được sử dụng để giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những loại thuốc này không giúp giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh ở trẻ dưới 12 t.uổi và có thể gây ra những tác dụng phụ tiêu chực không mong muốn.
Do vậy mà Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã đưa ra một số khuyến nghị như:
Dưới 4 t.uổi: Không dùng thuốc ho, cảm lạnh vì có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Từ 4 đến 5 t.uổi : Chỉ dùng thuốc ho hoặc cảm lạnh nếu có lời khuyên của bác sĩ.
Từ 6 t.uổi trở lên: Dùng thuốc ho hoặc cảm lạnh là an toàn nhưng hãy làm theo hướng dẫn về liều lượng đúng trên hộp thuốc.
– Nếu trẻ bị sốt và có vẻ khó chịu, cáu kỉnh hơn bình thường, bạn hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau acetaminophen hoặc ibuprofen. Đừng bao giờ cho trẻ mới biết đi hoặc trẻ nhỏ dùng aspirin vì nó khiến trẻ dễ mắc hội chứng Reye hơn, một biến chứng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng.
– Hít thở không khí ẩm giúp làm lỏng chất nhầy trong đường mũi. Sử dụng máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm mát trong phòng ngủ của trẻ khi ngủ, nghỉ ngơi hoặc chơi trong phòng.
Lưu ý: Làm sạch và lau khô máy tạo độ ẩm hàng ngày. Nấm mốc và vi khuẩn có thể tích tụ bên trong và sau đó chúng có thể phun vào không khí khi bạn bật máy tạo độ ẩm.
– Rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Nếu trẻ còn quá nhỏ để xì mũi bạn có thể sử dụng thêm máy hút mụi chuyên dụng để làm sạch chất nhầy trong mũi của trẻ cũng như giúp trẻ ti mẹ/bú bình dễ dàng hơn – khoảng 15 phút trước khi trẻ ăn là tốt nhất.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý (Ảnh: Internet)
Lưu ý:
Đừng hút mũi cho trẻ quá vài lần một ngày nếu không bạn có thể gây kích ứng niêm mạc mũi. Nếu con bạn khó chịu khi bạn sử dụng máy hút, thay vào đó hãy thử chỉ sử dụng nước muối nhỏ. Xịt một lượng nhỏ vào mũi, sau đó nhẹ nhàng xoa bóp mũi và dùng tăm bông lau ngay bên trong mép ngoài của lỗ mũi.
Không sử dụng thuốc xịt thông mũi cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Các bác sĩ không khuyên dùng chúng cho trẻ dưới 6 t.uổi và cũng thường không khuyên dùng cho trẻ lớn hơn. Thuốc xịt thông mũi có thể gây tác dụng phụ ở trẻ nhỏ và có thể gây tác dụng ngược, khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên trầm trọng hơn về lâu dài.
– Đừng lo lắng nếu con bạn ngủ nhiều hơn bình thường khi bị ốm. Hãy để trẻ đi ngủ sớm hơn bình thường một chút hoặc dậy muộn hơn một chút nếu có thể.
Bạn có thể làm nhiều cách giúp trẻ dễ ngủ hơn chẳng hạn như cho bé tắm nước ấm, hút mũi, tăng độ ẩm trong phòng, tuân thủ theo các thói quen đi ngủ hàng ngày,…
– Dạy trẻ súc miệng bằng nước muối để làm dịu cơn đau họng và thêm một hoặc hai giọt cốt chanh tươi nếu trẻ thích. Nhiều trẻ không học cách súc miệng cho đến khi đến t.uổi đi học hoặc lớn hơn, nhưng một số trẻ có thể làm được việc này sớm hơn. Hãy cố gắng cho con bạn súc miệng ba hoặc bốn lần một ngày khi bị bệnh.
4. Nguyên nhân khác gây chảy nước mắt ở trẻ
Ngoài cảm lạnh, cảm cúm thì trẻ cũng có thể bị chảy nước mắt thậm chí là chảy nước mắt liên tục (epiphora) do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây chảy nước mắt ở trẻ mà cha mẹ cần chú ý, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
– Tắc tuyến lệ
Tắc tuyến lệ xảy ra khi ống dẫn lệ, dẫn nước mắt từ mắt vào mũi, bị tắc (do n.hiễm t.rùng, chấn thương,…) hoặc thông thường bị tắc ngay từ khi sinh ra (tắc tuyến lệ bẩm sinh).
Trẻ bị tắc tuyến lệ thường bị chảy nước mắt sống, mắt có nhiều rỉ mắt nhưng không bị đỏ hay ngứa. Nước mắt trẻ thường có màu vàng trong hoặc hơi mờ (đục).
– N.hiễm t.rùng
Chảy nước mắt ở trẻ cũng có thể là do n.hiễm t.rùng chẳng hạn như viêm kết mạc (đau mắt đỏ). Bệnh thường phổ biến do virus hơn là do vi khuẩn, đau mắt đỏ cũng có thể do kích ứng (phấn hoa, bụi, khói). Các triệu chứng đau mắt đỏ thường bao gồm đỏ mắt, sưng nề mi mắt, chảy dịch và rỉ mắt nhiều.
– Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng cũng có thể gây chảy nước mắt kèm theo các triệu chứng khác như ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi sau, đau ống tai,…
Sai lầm nhiều người mắc khi bị đau mắt đỏ
Khi phát hiện đau mắt đỏ, điều quan trọng là kiên trì nhỏ và vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý.
Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp có bác sĩ kê đơn.
Sáng ngủ dậy phát hiện mình bị đau mắt đỏ thì có nên mua thuốc kháng sinh nhỏ vào mắt để nhanh đỡ không bác sĩ?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM)
Nhiều người đau mắt suy nghĩ đến việc uống thuốc kháng sinh hay kháng viêm, nhưng điều này thực ra không cần thiết. Điều trị đau mắt chỉ cần dùng thuốc nhỏ mắt là đủ.
Nếu chỉ bị đau mắt đỏ bình thường, mọi người chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý. Trong trường hợp phát hiện có ghèn đục, người bệnh mới nên suy nghĩ đến việc nhỏ thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, mọi người cũng không cần nhỏ loại thuốc kháng sinh quá đắt t.iền mà nên điều trị theo kê đơn của bác sĩ.
Trong trường hợp nặng quá, bệnh nhân mới được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, khi sử dụng thuốc kháng viêm, mọi người nên cẩn thận vì loại thuốc này có thể làm nặng hơn tình trạng đau mắt.
Bệnh đau mắt chủ yếu lây qua nước mắt dính vào tay hoặc hít phải các giọt b.ắn từ người bệnh trong khi giao tiếp.
Do đó, cách phòng bệnh đau mắt đỏ tốt nhất là rửa mặt và rửa tay. Nếu cần ra ngoài và phải tiếp xúc với quá nhiều người, mọi người nên cân nhắc mang thêm khẩu trang và kính mắt. Điều này giúp chúng ta hạn chế tiếp xúc với giọt b.ắn từ người bệnh.
Thông thường, khoảng thời gian lây bệnh đau mắt đỏ rơi vào 5-7 ngày đầu tiên sau khi phát hiện. Trong lúc này, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác. Sau đó, mọi người có thể mang mắt kính và khẩu trang rồi ra ngoài bình thường.