Từ vụ đột tử khi đá bóng, bác sĩ khuyến cáo 3 điều cần nhớ

Khi đá bóng, nhịp tim và huyết áp thay đổi có thể khiến người chơi xảy ra các biến cố sức khỏe như tai biến mạch m.áu não, ngất xỉu, thậm chí đột tử.

T.ử v.ong sau 30 phút thấy mệt

Mới đây, người đàn ông 37 t.uổi (trú Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang) đang chơi bóng đá thì thấy mệt nên ra sân nằm nghỉ. Trận bóng tiếp tục diễn ra, khoảng 30 phút sau có người phát hiện bệnh nhân không cử động, mất ý thức nên gọi trạm y tế kiểm tra và liên lạc cấp cứu tới hỗ trợ.

Ngay lập tức, Trung tâm Cấp cứu 115 có mặt tại hiện trường tiếp cận bệnh nhân trong tình trạng mất ý thức, ngừng tim. Nhân viên y tế nhận định đây là một trường hợp đột quỵ, tiến hành cấp cứu hồi sức tim phổi tích cực nhưng bệnh nhân không qua khỏi do thời gian phát hiện muộn.

Theo PGS Nguyễn Hoài Nam – Giảng viên Cao cấp trường Đại học Y Dược TP.HCM, đột quỵ hay nhồi m.áu cơ tim khi chơi thể thao không hiếm gặp.


Bệnh nhân đột quỵ cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ Nam từng chứng kiến người quen t.ử v.ong trên sân tennis. Nhiều trường hợp đột quỵ khi chơi bóng bàn, bóng đá. Các tai biến xảy ra trong lúc tập thể dục, chơi thể thao đã được cảnh báo nhiều. Trước đó, các bệnh nhân đều cảm thấy khỏe mạnh, không có biểu hiện của bệnh tiềm ẩn.

Khi chơi thể thao, vận động gắng sức khiến nhịp tim và huyết áp thay đổi thất thường. Người có sẵn bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tăng mỡ m.áu, đái tháo đường, bệnh về hô hấp có nguy cơ gặp các biến cố tim mạch, đột quỵ, gây t.ử v.ong.

3 nguyên tắc cần nhớ khi chơi thể thao

Thứ nhất, nhớ dấu hiệu của đột quỵ. Theo bác sĩ Nam, đột quỵ có thể gây t.ử v.ong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời. Đột quỵ có hai thể là c.hảy m.áu não và nhồi m.áu não. Ở người trẻ, đa phần do xuất huyết não, diễn biến nhanh, khó cấp cứu hơn.

Người dân cần nắm rõ các dấu hiệu nghi ngờ như đột ngột đau đầu dữ dội, giảm thị lực, có cảm giác tê yếu hoặc liệt ở mặt, không nói được, giọng nói bị thay đổi, khó khăn trong phát âm.

Thứ hai, cần liên hệ y tế nếu nghi ngờ có người bị đột quỵ. Khi có người đang chơi thể thao bỗng nhiên mệt mỏi, đau đầu, vã mồ hôi, những người xung quanh ngay lập tức gọi cấp cứu 115 vận chuyển bệnh nhân an toàn, kịp thời tới bệnh viện gần nhất.

Nếu bệnh nhân ngưng thở, người xung quanh có thể tiến hành ép tim ngoài lồng ngực đến khi tim đ.ập lại.

Thứ ba, nên khám tổng quát thường xuyên. Bác sĩ Nam cho biết, tập thể dục, chơi thể thao cần tùy vào thể trạng của mỗi người. Bạn dựa vào tình trạng sức khỏe để áp dụng lượng bài tập phù hợp, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bác sĩ khuyến cáo, bất cứ ai tham gia chơi thể thao nên kiểm tra sức khỏe tổng quát để đảm bảo rằng mình khỏe mạnh, chịu được môn thể thao gắng sức khi luyện tập.

Để phòng ngừa đột quỵ, các bác sĩ khuyến cáo cần cân đối giữa các nhóm thực phẩm với nhau, tăng cường rau xanh đồng thời đảm bảo những nhóm chất sinh năng lượng như protein (cá, thịt trắng, trứng, hạn chế các loại thịt đỏ), bổ sung lipid, glucide… Cân bằng thói quen tập thể thao tối thiểu 30 phút/ngày.

Video hướng dẫn sơ cứu đột quỵ của Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội):

Ngộ độc rượu giả, bác sĩ cho uống rượu thật liền khỏi bệnh?

Phát hiện nam bệnh nhân ngộ độc rượu giả, bác sĩ dùng rượu thật để giải độc, thành công cứu sống bệnh nhân, khiến nhiều người kinh ngạc.

Mới đây, Bệnh viện Nhân dân Tứ Xuyên (Trung Quốc) tiếp nhận một nam bệnh nhân họ Trương, 45 t.uổi, ở Thành Đô, bị đau bụng, nôn mửa nhiều lần và nhìn mờ. Sau khi vào viện, bệnh nhân được chẩn đoán là bị nhiễm toan chuyển hóa. Bác sĩ lập tức tiến hành điều trị bổ sung chất lỏng và kiềm cho anh Trương.

Bác sĩ nói rằng tình trạng ban đầu không rõ ràng, vì anh Trương khỏe mạnh và không mắc bệnh tiềm ẩn, cũng không phát hiện bất thường ở các bộ phận quan trọng như phổi và khoang ngực, không phát hiện dùng thuốc trừ sâu hoặc quá liều thuốc khác.

Nam bệnh nhân ngộ độc rượu giả, bác sĩ dùng rượu thật để giải độc, thành công cứu sống bệnh nhân, khiến nhiều người kinh ngạc.

Sau khi anh Trương được chuyển đến ICU, bác sĩ hỏi lại người nhà về tình trạng của bệnh nhân, nghi ngờ có thể anh Trương đã uống rượu. Gia đình của anh Trương tìm thấy một bình nhựa màu trắng ở nhà với khoảng 3 lít chất lỏng nghi là rượu.

Kết quả kiểm tra được công bố, bình nhựa chứa đầy 98% methanol, là một loại rượu giả. Bác sĩ cho rằng có thể dùng cồn ethanol (thường được gọi là cồn) để cấp cứu bệnh nhân ngộ độc methanol nên đã yêu cầu người nhà mua một chai rượu thật.

Theo bác sĩ, ethanol là một phương thuốc truyền thống để chữa ngộ độc methanol, có thể ngăn chặn methanol chuyển hóa bởi alcohol dehydrogenase (ADH) thành axit formic (axit Formic, HCHO2), từ đó đạt được mục đích giải độc.

Theo nguyên tắc đó, bác sĩ đổ một lượng rượu thích hợp vào túi dinh dưỡng đường tiêu hóa rồi từ từ bơm vào cơ thể bệnh nhân qua ống thông mũi dạ dày, khoảng 12 ml mỗi giờ.

Bác sĩ cho biết, việc sử dụng rượu thật để giải độc rượu giả không phải cho uống thật nhiều và ngay lập tức mà phải giám sát chặt chẽ, theo dõi nồng độ methanol trong cơ thể người bệnh để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Khoảng một ngày sau, khi không còn phát hiện methanol trong cơ thể anh Trương, các nhân viên y tế ngừng bơm ethanol. Tiếp đó, sau khi ngừng sử dụng t.huốc a.n t.hần và giảm đau, anh Trương tỉnh lại. Sau khi tỉnh táo hoàn toàn, anh Trương kể lại rằng, anh đã uống một chút rượu trắng trong bình nhựa, sau đó lăn ra bất tỉnh, không ngờ đó là ngộ độc rượu giả.

Ngoài ra, kết quả kiểm tra của bác sĩ cho thấy anh Trương có thể đã bị mắc chứng não nhiễm độc do methanol gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, ở một mức độ nào đó, ngôn ngữ và tư duy của anh Trương cũng sẽ bị ảnh hưởng, để lại di chứng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *