Sau khi báo T.uổi Trẻ đăng loạt bài phản ánh ‘Rùng mình tay ngang làm đẹp’, thường trực UBND TP.HCM đã chỉ đạo xác minh, xử lý nghiêm.
Hình ảnh “tay ngang” ngang nhiên dùng kim tiêm đ.âm vào mặt khách để thực hiện các thủ thuật – Ảnh: T.L
Văn phòng UBND TP.HCM vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Phó chủ tịch thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm về việc xử lý thông tin liên quan đến loạt bài phản ánh: Rùng mình tay ngang làm đẹp từ ngày 16 đến 18-10.
Phó chủ tịch thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm chỉ đạo giao Sở Y tế TP chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh làm rõ vụ việc báo T.uổi Trẻ nêu.
Công văn yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo đúng quy định của luật khám chữa bệnh. Kết quả xác minh cần báo cáo về UBND TP trước ngày 25-10.
Loạt bài Rùng mình tay ngang làm đẹp đăng phản ánh tình trạng nhiều cơ sở không có trình độ chuyên môn ngang nhiên đào tạo, thực hiện các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ bằng việc tiêm filler nâng mũi – ngực – mông, truyền trắng, tan mỡ, tiêm botox tái tạo da…
Ông Tăng Chí Thượng – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho biết đã chỉ đạo thanh tra sở phối hợp với phòng y tế các quận, huyện xác minh xử lý.
Theo tuoitre
Cô gái suýt mất mũi vì tiêm filler giá rẻ ở spa
Sau khi xảy ra biến chứng, chủ cơ sở làm đẹp không chịu trách nhiệm, chỉ trả lại t.iền.
Ngày 12/9, bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn, Trung tâm Phẫu thuật tạo hình – Thẩm mỹ, Viện Bỏng Quốc gia (Hà Nội), cho biết vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân bị biến chứng nặng do tiêm filler làm đẹp.
Ba ngày trước, Trần Thị Hoạt (Hà Nội) đến một spa tại Hà Nội để nâng mũi bằng phương pháp tiêm filler. Chủ spa đã trực tiếp tiêm filler cho cô. Ngay sau khi về nhà, Hoạt đau nhức mũi dữ dội, tức nặng, không ngủ được. Ngay sáng hôm sau, mũi cô mọc mụn trắng li ti, tấy đỏ, đau không giảm. Bệnh nhân lo sợ tràn filler nên quay lại spa tiêm tan và tự mua kháng sinh uống.
Vùng mũi bệnh nhân sưng tấy, đau tức, nổi mụn li ti sau khi tiêm filler. Ảnh: BSCC.
Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân không thuyên giảm, mụn mọc nhiều hơn, mũi sưng nề, vùng da này thâm sạm. Bệnh nhân đã đến bệnh viện thăm khám.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn cho biết bệnh nhân bị tắc mạch do filler, tiên lượng nặng, có nguy cơ hoại tử mũi.
Tại đây, bác sĩ tiến hành tiêm giải filler, kèm theo dùng kháng sinh, chống viêm, giảm đau mạnh, sát khuẩn tại chỗ vùng mũi, xử lý mụn viêm cho bệnh nhân. Hoạt được bác sĩ yêu cầu nằm viện nghỉ ngơi để tiện cho việc xử lý, theo dõi.
Theo lời kể của bệnh nhân, cô tiêm filler tại spa có giá 1,5 triệu đồng/1,4 ml, người thực hiện không phải bác sĩ. Sau khi xảy ra biến chứng, chủ cơ sở làm đẹp này không chịu trách nhiệm, chỉ trả lại t.iền filler đã tiêm cho khách hàng.
Bác sĩ Tuấn phân tích tiêm 1,4 ml có nghĩa sẽ dùng chung thuốc với các bệnh nhân khác. Việc này rất nguy hiểm, có thể lây chéo các bệnh khác cho khách hàng. Ngoài ra, thị trường hiện nay cũng xuất hiện tràn lan các spa làm đẹp thiếu giấy phép, tiêm filler số lượng lớn không rõ nguồn gốc cho bệnh nhân, giá chỉ 1-2 triệu đồng/1 ml, thậm chí rẻ hơn.
Filler chính hãng, được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận, do các bác sĩ thẩm mỹ thực hiện, thường có giá 5-10 triệu đồng/ml.
Qua trường hợp này, bác sĩ Tuấn khuyến cáo để đảm bảo an toàn khi tiêm filler làm đẹp, khách hàng cần tìm đến cơ sở y tế uy tín. Người tiêm filler phải là bác sĩ về tạo hình thẩm mỹ, có chứng chỉ hành nghề. Bên cạnh đó, bạn cần chọn sản phẩm filler có nguồn gốc, kiểm chứng độ an toàn, tinh khiết. Sau khi tiêm, khách hàng cần được theo dõi và xử trí kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo Zing