Có thể coi loại thuốc lai ghép mới của các nhà khoa học Úc – kết hợp ciprofloxacin, loại kháng sinh phổ biến với các chất gọi là nitroxide, là một thuốc siêu kháng sinh đ.ánh bại cả tụ cầu vàng Staphylococcus aureus.
Loại kháng sinh kết hợp mới chứng tỏ khả năng xuyên thủng màng sinh học của vi khuẩn – Ảnh: Queensland University of Technology
Theo New Atlas, các nhà khoa học Úc đã chứng minh rằng sự kết hợp của các loại thuốc đang được lưu thông có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn bên trong màng sinh học (biofilms). Kháng sinh thông thường không thể làm điều này. Nhiều vi khuẩn gây bệnh có thể hình thành màng sinh học không cho thuốc kháng sinh thấm vào.
Tình trạng này đặc biệt có liên quan đến các thiết bị y tế cấy ghép, ví dụ, ống thông và các loại cấy ghép khác nhau. Màng sinh học vi khuẩn không chỉ có thể làm phức tạp hóa việc điều trị mà còn trở thành nguồn cung cấp các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học công nghệ Queensland đã tìm ra giải pháp. Để phá hủy màng sinh học của vi khuẩn, họ đã kết hợp ciprofloxacin, loại kháng sinh phổ biến với các chất gọi là nitroxide. Ciprofloxacin là một kháng sinh nhóm quinolone, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh n.hiễm t.rùng khác nhau. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn.
Cơ chế hoạt động của loại thuốc lai ghép do các nhà khoa học Úc phát triển rất đơn giản: nitroxide tạo ra một khoảng trống trong màng bảo vệ của vi khuẩn, cho phép thuốc kháng sinh ciprofloxacin xâm nhập vào bên trong và tấn công vi khuẩn.
Các thí nghiệm với màng sinh học của tụ cầu vàng Staphylococcus aureus đã chứng minh tính hiệu quả của phương pháp mới. Một điều quan trọng nữa là, cần ít ciprofloxacin để đạt được hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy dấu hiệu độc tính đối với tế bào người.
Nhà nghiên cứu Anthony Verderosa giải thích rằng các nhà khoa học đã phát triển một loại kháng sinh lai ghép mới giúp “đ.ánh lừa” màng sinh học, xuyên thủng màng cho phép ciprofloxacin xâm nhập và t.iêu d.iệt vi khuẩn.
Thực tế là các loại thuốc đã được phê duyệt sử dụng trong điều trị có nghĩa là trong tương lai gần, nhóm sẽ có thể bắt đầu thử nghiệm trên người.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Thực đơn hợp lý cho người viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hoá thường gặp. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hoá cấp tính do nhiễm khuẩn từ các vi khuẩn hay các ký sinh vật qua ăn uống
Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hoá thường gặp. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hoá cấp tính do nhiễm khuẩn từ các vi khuẩn hay các ký sinh vật qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang viêm đại tràng mạn tính. Ngoài ra, viêm đại tràng còn có thể do yếu tố tâm lý thần kinh như xúc động tâm lý, lo lắng, stress… làm ảnh hưởng tới sự điều tiết của hệ thống thần kinh thực vật, gây tăng tiết các chất làm loét ruột.
Cần một chế độ ăn hợp lý
Thay đổi chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng. Một chế độ ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: chất đạm (protein): 1g/kg/1ngày. Năng lượng: 30-35kcal/kg mỗi ngày tuỳ thể trạng mỗi người.
Chất béo: ăn hạn chế, không quá 15g/ngày. Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.
Khi bị táo bón: giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hoà tan như pectin, insulin…). Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn 1 bữa.
Canh khoai tây cà rốt hầm nhừ là món ăn rất phù hợp với những người viêm đại tràng mạn tính.
Khi bị tiêu chảy: tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị cọ xát. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp. Nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay như chuối, táo.
Tránh chất kích thích: những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, sôcôla, trà… đều phải kiêng. Khi chế biến thức ăn, nên hấp hoặc luộc, hạn chế các món xào, rán, sốt.
Nên dùng các thực phẩm: gạo, khoai tây, thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, sữa không có lactose, các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải.
Không nên ăn các thực phẩm như: trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, trướng bụng. Cũng không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong bánh kẹo ngọt) vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, do đó ăn vào sẽ gây trướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Tránh các thức ăn cứng như rau sống, bắp luộc ảnh hưởng đến vết loét.
PGS.TS. Trần Minh Đạo
Theo suckhoedoisong