Vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc ở thịt gà còn có trong thực phẩm nào?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) Mỹ, chúng ta có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella từ nhiều loại thực phẩm, bao gồm thịt gà, thịt bò, thịt heo, trứng, trái cây, rau mầm, các loại rau khác và thậm chí cả thực phẩm đã qua chế biến.

Salmonella gây ra ngộ độc thực phẩm nhiều hơn bạn tưởng. CDC Mỹ ước tính rằng vi khuẩn Salmonella gây ra hơn 1 triệu ca ngộ độc thực phẩm ở Mỹ mỗi năm.

Những ai dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella?

Một số người có khả năng cao bị nhiễm khuẩn Salmonella nghiêm trọng. Đó là t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, người lớn từ 65 t.uổi trở lên và những người có hệ miễn dịch suy yếu do một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh gan, thận, ung thư…

Chúng ta có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella từ nhiều loại thực phẩm. Ảnh Freepik

Triệu chứng khi nhiễm khuẩn Salmonella

Nhiễm khuẩn Salmonella có thể nghiêm trọng. Các triệu chứng thường bắt đầu từ 6 giờ đến 6 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Hầu hết mọi người hồi phục trong vòng 4 – 7 ngày mà không cần dùng kháng sinh.

Tuy nhiên, một số người bị tiêu chảy nặng có thể phải nhập viện hoặc dùng thuốc kháng sinh.

Đi bệnh viện ngay nếu có các triệu chứng như: Tiêu chảy và sốt cao hơn 39C; tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày mà không cải thiện; phân có m.áu; nôn mửa kéo dài gây mất nước.

Nôn mửa là một trong những triệu chứng khi nhiễm khuẩn Salmonella. Ảnh Minh họa: Freepik

Thịt gà là nguồn chính gây ra nhiễm khuẩn Salmonella

Một số đợt bùng phát vi khuẩn Salmonella gần đây hầu hết liên quan đến thịt gà.

CDC Mỹ ước tính rằng vi khuẩn Salmonella gây ra nhiều ca ngộ độc thực phẩm hơn bất kỳ loại vi khuẩn nào khác. Thịt gà là nguồn chính gây ra tình trạng ngộ độc này.

Có thể nhiễm bệnh do thịt gà bị ô nhiễm nếu không được nấu chín kỹ. Cũng có thể nhiễm bệnh nếu dịch thịt gà sống rò rỉ trong tủ lạnh hoặc dính trên mặt bếp và sau đó dính vào thức ăn ăn sống như rau sống, thịt nguội.

Những cách giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn Salmonella

Thực hiện những bước sau có thể giúp bạn và gia đình ngăn ngừa nhiễm khuẩn Salmonella và ngộ độc thực phẩm.

Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi xử lý thực phẩm, đặc biệt là sau khi chạm vào trứng sống hoặc nấu chưa chín, thịt, thịt gia cầm, hải sản hoặc nước dịch của chúng.

Vệ sinh thật kỹ dụng cụ liên quan đến việc rửa thịt gia cầm, thịt hoặc hải sản sống bằng xà phòng.

Để riêng thịt sống, thịt gia cầm, hải sản và trứng tách biệt với các thực phẩm khác trong túi mua hàng và trong tủ lạnh.

Không bao giờ đặt thức ăn đã nấu chín lên đĩa trước đó đã đựng trứng, thịt, thịt gia cầm, hải sản hoặc nước dịch thịt sống hoặc nấu chưa chín.

Nấu chín kỹ thực phẩm.

Không để thực phẩm dễ hỏng như thịt, thịt gia cầm, hải sản, sữa, trái cây cắt nhỏ, cơm và thức ăn thừa bên ngoài tủ lạnh quá 2 giờ, theo CDC Mỹ .

Ăn thực phẩm hết hạn sử dụng, cơ thể sẽ phản ứng thế nào?

Tôi đọc báo thấy cơ quan chức năng vừa thu hồi 90 tấn thực phẩm đã hết hạn sử dụng 1, 2 năm. Vậy nếu ăn phải những thực phẩm này có bị ngộ độc ngay tức thì không? Triệu chứng ngộ độc như thế nào? Làm cách nào để tránh ngộ độc thực phẩm? (T.Mân, ở TP.HCM).

Việc sử dụng các thực phẩm không được bảo quản đúng cách, hết hạn sử dụng sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc. Vì vậy, người dân cần phải trang bị kiến thức cần thiết để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

BSCKI. Nguyễn Thị Diễm Hà – khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày – ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ngộ độc.

Những biểu hiện để nhận biết sớm cơ thể bị ngộ độc thực phẩm gồm: buồn nôn, nôn nhiều lần hay nôn liên tục, đau bụng… Ảnh SHUTTERSTOCK

Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể do các độc tố của vi khuẩn (thường gặp vi khuẩn Salmonella, E.Coli); do nhiễm virus hay ký sinh trùng; hay do thực phẩm bị nhiễm độc (chất hóa học, chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm hoặc do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất sinh ra).

Khi bị ngộ độc thực phẩm, ở trường hợp nhẹ, cơ thể sẽ bị mất nước, mệt mỏi. Đối với trường hợp bệnh nặng, có thể g.ây s.ốc, tổn thương cơ quan và thậm chí t.ử v.ong.

Những biểu hiện để nhận biết sớm cơ thể bị ngộ độc thực phẩm gồm: buồn nôn, nôn nhiều lần hay nôn liên tục, đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra m.áu, sốt. Thêm vào đó, dấu hiệu để nhận biết cơ thể bị mất nước bao gồm mệt mỏi, khát nước, khô miệng, co rút cơ, chóng mặt, lú lẫn, nước tiểu vàng sậm, tiểu ít hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ. Khi bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn: tiêu phân lỏng trên 6 lần ngày, đi tiêu ra m.áu, ói ra m.áu, sốt trên 38,5 độ không giảm sau 24 giờ, đau bụng dữ dội…

BS Nguyễn Thị Diễm Hà cho biết ngay khi nhận thấy những dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, người bệnh nên bù đủ chất sớm (nhất là ở người già và t.rẻ e.m) bằng cách uống dung dịch có chất điện giải, ăn thức ăn lỏng, nhẹ và ít chất béo. Khi các dấu hiệu mất nước hay dấu hiệu tăng lên đến mức báo động, bệnh nhân phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, người dân nên lựa chọn thực phẩm tươi sống và đã được kiểm định an toàn vệ sinh. Đối với các loại thức ăn đã được chế biến sẵn, nên chọn mua những nơi có uy tín, đáng tin cậy, hợp vệ sinh và còn thời hạn sử dụng. Bên cạnh đó, nên bảo quản thực phẩm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh.

Cần nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp, các thức ăn như rau sống cần phải rửa thật kỹ nhiều lần trước khi ăn.

Nên sử dụng thức ăn trong vòng 2 giờ, tốt nhất là ăn ngay khi còn nóng, nếu để quá 2 giờ thì cần bảo quản lạnh và hâm lại trước khi ăn. Nên loại bỏ các thức ăn dư thừa bởi đây là nguyên nhân thường gặp nhất của ngộ độc thức ăn. Bên cạnh đó, nên rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *