Bệnh nhân đột quỵ não cần làm gì để hạn chế tái phát?

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ ( Bệnh viện Bạch Mai), tỷ lệ đột quỵ não tái phát trong 5 năm đầu tiên là 25%.

Điều đó có nghĩa là cứ 100 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ não, sẽ có 25 trường hợp bị tái phát.

10% những người bị đột quỵ não phục hồi gần như hoàn toàn

Theo Hiệp hội Đột quỵ Quốc gia Hoa Kỳ, 10% những người bị đột quỵ não phục hồi gần như hoàn toàn; 25% phục hồi với những khiếm khuyết nhỏ và 40% khác trải qua các khiếm khuyết từ trung bình đến nặng, cần được chăm sóc đặc biệt.

PGS.TS Mai Duy Tôn cho biết thêm, phục hồi chức năng giúp những người sống sót sau đột quỵ não học lại các kỹ năng bị mất sau khi một phần não bị tổn thương.

Liệu pháp phục hồi chức năng bắt đầu trong bệnh viện ngay giai đoạn cấp, sau khi tình trạng chung của bệnh nhân đã ổn định (Thông thường là trong vòng 24 đến 48 giờ sau đột quỵ não).

Thời gian nằm viện trung bình trong giai đoạn cấp cho bệnh nhân đột quỵ não là từ 4 ngày (thiếu m.áu cục bộ) và 7 ngày ( c.hảy m.áu não).

Những người sống sót sau đột quỵ thường được chuyển từ chăm sóc cấp tính đến một cơ sở phục hồi chức năng nội trú, một cơ sở điều dưỡng lành nghề hoặc một bệnh viện chăm sóc sau giai đoạn cấp dài hạn.

PGS.TS Mai Duy Tôn (đứng giữa) thăm khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai.

Tuy nhiên, chuyên gia này nhấn mạnh, nhà là nơi tốt nhất cho các bệnh nhân đột quỵ não trong tiến trình phục hồi. Bệnh nhân phục hồi sau đột quỵ não nên được đưa về nhà càng sớm càng tốt.

Thời gian tốt nhất để phục hồi sau đột quỵ não là trong một vài tháng đầu tiên. Bệnh nhân sẽ dần ổn định sau 3 đến 6 tháng và một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân vẫn có cơ hội phục hồi trong một đến hai năm tiếp theo. Phục hồi sau đột quỵ não là một quá trình cần phải kiên trì và tập luyện liên tục.

Lời khuyên của chuyên gia

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, tập thể dục, chơi thể thao hay bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi nỗ lực thể chất luôn được khuyến khích. Tuy nhiên, việc luyện tập và cường độ luyện tập ra sao thì mỗi người bệnh nên lắng nghe cơ thể mình.

Chuyên gia phân tích, tập thể dục là một phần quan trọng của phục hồi chức năng đột quỵ não. Người bệnh cần dành thời gian khởi động 5 – 10 phút (kể cả khởi động với các bài tập trên giường).

Các môn thể thao phù hợp như đi bộ ngoài trời hoặc đi bộ trên máy; đạp xe tại chỗ; đi theo đường kẻ vạch có sẵn hoặc đi cầu thang. Tần suất tập luyện tối thiểu 3 lần/tuần (tốt nhất là hầu hết các ngày trong tuần). Về cường độ, nếu tính theo thang điểm 10 thì người bệnh nên tập ở mức độ 4 – 5. Thời gian lý tưởng cho mỗi lần luyện tập là 20 – 30 phút.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau khi bị đột quỵ cũng cần được lưu ý.

Cụ thể, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol có thể làm tăng mức cholesterol trong m.áu. Chế độ ăn nhiều muối có thể góp phần làm tăng huyết áp. Chế độ ăn nhiều calo có thể góp phần gây béo phì.

Vì vậy, thói quen sử dụng thực phẩm lành mạnh có thể giúp bệnh nhân giảm các yếu tố nguy cơ đột quỵ não. Hiệp hội Tim mạch và Đột quỵ não Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến nghị cho chế độ ăn kiêng, cụ thể như: Chế độ ăn nhiều rau và trái cây; chọn thực phẩm nguyên hạt, nhiều chất xơ; giảm thịt trong bữa ăn sao cho ít nhất 50% khẩu phần ăn là trái cây và rau quả; 25% là ngũ cốc giàu chất xơ.

Ăn cá ít nhất 2 lần/tuần. Chọn cá giầu omega 3 như cá hồi hoặc cá ngừ; Hạn chế cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
Chọn thịt nạc, thịt gia cầm và không sử dụng chất béo bão hóa hoặc chất béo chuyển hóa khi chế biến.

Tránh đồ uống và thực phẩm có thêm đường; Chọn lựa, chuẩn bị thực phẩm với gia vị cùng hỗn hợp gia vị không có muối hoặc hạn chế muối.

Học cách đọc nhãn thực phẩm. Điều này sẽ giúp chọn các mặt hàng có ít hơn 140mg natri mỗi khẩu phần.

Hạn chế rượu bia tối đa vì nó có thể tương tác bất lợi với một số thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng để ngăn ngừa tái phát đột quỵ não (VD như warfarin).

Lạm dụng rượu bia sẽ gây tăng huyết áp, do đó làm tăng nguy cơ đột quỵ não tái phát. Tuy nhiên, sẽ không có vấn đề gì với lượng rượu ở mức độ vừa phải (tức là khoảng 1 – 2 đơn vị cồn tiêu chuẩn mỗi ngày; tương đương 100 ml rượu vang hay một chén rượu mạnh 30ml).

Bệnh nhân đột quỵ não có thể sinh hoạt t.ình d.ục không?

Bệnh nhân được khuyến khích nối lại hoạt động t.ình d.ục sau đột quỵ não. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cần mất một thời gian để lấy lại ham muốn t.ình d.ục. Một số khác cảm thấy ảnh hưởng của đột quỵ não (Ví dụ như tê liệt chân tay hoặc cứng khớp) có thể gây khó khăn trong hoạt động âu yếm với bạn tình.

Những vấn đề này có thể được khắc phục với sự giúp đỡ và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Một số nam giới gặp vấn đề trong việc duy trì sự cương cứng do ảnh hưởng của đột quỵ não bởi các nguyên nhân thứ phát như tiểu đường, hút thuốc hoặc tác dụng phụ của một số thuốc được sử dụng để giảm nguy cơ tái phát đột quỵ não (ví dụ như thuốc hạ huyết áp).

Tuy nhiên, y học hiện nay đã có những giải pháp để giải quyết vấn đề này. Người bệnh nếu có khó khăn, nên liên hệ với bác sĩ của bạn.

Về câu hỏi khi nào có thể trở lại làm việc, PGS.TS Mai Duy Tôn đưa ra khuyến cáo, sau đột quỵ não, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi và gặp khó khăn trong việc tập trung hay thực hiện các hoạt động thể chất.

Người bệnh nên bắt đầu trở lại với công việc bằng việc làm bán thời gian, sau đó xem xét hiệu quả công việc để quyết định. Cuối cùng, người bệnh chính là người đ.ánh giá tốt nhất về việc có nên quay lại làm việc hay không (trừ khi, họ bị suy giảm nhận thức và tàn tật nặng).

Tăng cường nhận biết dấu hiệu đột quỵ khi trời chuyển rét sâu

Miền Bắc đang trong những ngày rét đậm rét hại, trời chuyển lạnh sâu đột ngột. Đây cũng thời điểm đột quỵ, tai biến gia tăng, đặc biệt ở người già, người có t.iền sử tăng huyết áp, bệnh nền…

Theo dự báo, rét đậm rét hại có thể kéo dài trong những ngày tới. Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đ.ánh giá, diễn biến thời tiết bất thường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhân dân, đặc biệt là người già và t.rẻ e.m.

Thời gian gần đây, Khoa Thần kinh (Bệnh viện đa khoa Đức Giang) tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 (hay liệt miệng, méo miệng). Đáng nói, không chỉ người già mà nhiều người trẻ cũng nhập viện do chủ quan không giữ ấm cơ thể.

Khoa Cấp cứu Bệnh viện E cũng liên tiếp tiếp nhận nhiều ca đột quỵ não và các bệnh tim mạch. Điều đáng nói, đột quỵ não ngày càng trẻ hóa do nhiều người còn chủ quan.

Trao đổi với Đại Đoàn Kết Online, bác sĩ Lê Văn Thiệu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, các triệu chứng ban đầu của đột quỵ có thể xác định thông qua hàng loạt các biểu hiện như tê, yếu cơ, thường xảy ra ở một bên của cơ thể; thị lực ở một hoặc cả 2 mắt có sự thay đổi; chóng mặt, xây xẩm mặt mày; đi lại không vững; méo miệng, nói khó, nuốt nghẹn, uống sặc, mắt mờ…

Bác sĩ Lê Văn Thiệu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương).

Đáng nói, đột quỵ có thể xảy ra với bất cứ ai, vào bất kì thời điểm và địa điểm nào và không có các dấu hiệu báo trước.

Bác sĩ Thiệu nhấn mạnh, nếu người thân bắt đầu phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất để có các biện pháp sơ cứu kịp thời. Thời điểm vàng để tiến hành các biện pháp cấp cứu, hồi phục, hạn chế tối đa khả năng biến chứng và t.ử v.ong cho bệnh nhân.

Nếu không phát hiện và tiến hành các biện pháp cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể t.ử v.ong hoặc để lại những di chứng rất nặng nề, khiến người bệnh tàn phế, liệt nửa người/toàn thân, nằm trên giường bệnh suốt đời.

Theo các chuyên gia y tế, để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ trong mùa lạnh, trước hết cần phòng ngừa các yếu tố nguy cơ liên quan như bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường…

Trong thời điểm mùa lạnh, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề giữ ấm cho cơ thể. Theo các nghiên cứu, khi cơ thể bị nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch m.áu bị vỡ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng số lượng ca đột quỵ trong mùa lạnh. Do vậy, cần mặc ấm, mặc nhiều lớp quần áo, che kín vùng đầu và bàn tay, đi tất và mang giày ấm, không ra lạnh đột ngột. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề này với người già, người cao t.uổi.

Trong thời điểm mùa lạnh, cũng không nên vận động quá sức. Tuy nhiên, việc tập thể dục đều đặn vẫn rất cần thiết trong mùa lạnh nhằm giúp tăng cường tuần hoàn m.áu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe tim mạch, hạn chế nguy cơ đột quỵ.

Bên cạnh đó, cần duy trì các thói quen tốt ăn uống lành mạnh, hạn chế việc hút t.huốc l.á, uống rượu bia hay ăn nhiều đồ ăn chứa lượng lớn dầu mỡ…

Việc thường xuyên khám sức khỏe định kì cũng rất cần thiết để sớm phát hiện những nguy cơ đột quỵ để chủ động điều trị và phòng tránh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *