Mới đây, một một phụ nữ mới sinh và nhiều người khác trong gia đình ở tỉnh Kon Tum đã đốt than sưởi ấm khiến người phụ nữ mới sinh t.ử v.ong, những người còn lại phải cấp cứu trong tình trang nguy kịch. Vậy điều gì ở trong lửa than đã khiến nhiều người phải m.ất m.ạng và nguy kịch như vậy.
Than củi có thể tạo ra một loại khí cực độc là cacbon monoxit (hay còn gọi là CO) gây nguy hiểm đến tính mạng cho người dân – Ảnh minh họa
Do tiết trời se lạnh, chị Mã Thị Trang (22 t.uổi, ngụ huyện Kon Plông, tỉnh KonTum) vừa mới sinh con đã cùng chồng đốt bếp than trong phòng ngủ để sưởi ấm. Tuy nhiên, sau 1 đêm sưởi ấm bằng lò than, chị Trang và cháu bé sơ sinh có triệu chứng lơ mơ, khó thở nên đưa đến cơ sở y tế địa phương, nhưng sau đó chị Trang đã t.ử v.ong, còn người chồng và cháu bé vẫn còn nguy kịch.
Câu chuyện thương tâm trên là một hồi chuông cảnh báo đến cộng đồng về những nguy hiểm của việc đốt than sưởi ấm, đặc biệt là những gia đình có phụ nữ sau sinh, người cao t.uổi hoặc t.rẻ e.m.
ThS.BS Nguyễn Khánh Dương – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng nhiều người dân cứ tưởng than củi là vô hại nhưng đâu biết rằng than củi khi cháy trong điều kiện thiếu không khí sẽ tạo ra loại khí cực độc là cacbon monoxit (hay còn gọi là CO).
Đây là loại khí không màu, không mùi, không gây kích thích cho da và mắt. Trong cơ thể con người, CO có khả năng gắn với Hb cao gấp 200 – 250 lần so với khí oxy, tạo thành HbCO (Cacboxy Hemoglobin), làm giảm lượng oxy trong m.áu đến các bộ phận như tim, não… Ngoài ra, một phần nhỏ CO hòa tan vào huyết tương, gắn với Myoglobin làm giảm sức co bóp cơ tim. Nguy hiểm hơn, tùy thuộc vào mức độ và thời gian tiếp xúc, nạn nhân bị ngộ độc CO có thể bị tổn thương não vĩnh viễn; tổn thương tim, rối loạn nhịp tim, ngừng tim hoặc hôn mê, t.ử v.ong…
Theo bác sĩ Dương, người bị ngộ độc khí CO có thể có các dấu hiệu như: nhức đầu, chóng mặt, yếu cơ, buồn nôn, ói mửa, đau ngực, mất ý thức… Đặc biệt, với những người đang ngủ hoặc đang say rượu, có thể t.ử v.ong mà không có biểu hiện nào.
Để tránh xảy ra các trường hợp ngộ độc khí CO khác, bác sĩ Dương khuyến cáo người dân không nên đặt lò than để sưởi ấm trong phòng ngủ, không ngủ trong garage ô tô hoặc để máy nổ, máy phát điện ở nơi kín gió (tầng hầm, gầm cầu thang…)
“Khi nghi ngờ nạn nhân có tiếp xúc với khí CO như lò sưởi, bếp than, người nhà cần làm thông thoáng không khí trước khi đi vào vùng nhiễm độc; mang mặt nạ phòng độc hoặc khẩu trang ẩm; nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm, đề phòng khả năng nổ của không khí giàu khí CO. Oxy được xem là “thuốc giải độc” cho các trường hợp ngộ độc khí CO, nên khi sơ cứu, người nhà nên cho nạn nhân thở mặt nạ oxy ngay. Nếu nạn nhân bị ngưng hô hấp tuần hoàn, phải cấp cứu ngừng tuần hoàn và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.”, bác sĩ Dương đề nghị.
Bên cạnh đó, bác sĩ Dương cũng cho biết để không bị cảm lạnh, nhất là sản phụ nên nằm ở những nơi tránh gió, không nên ra ngoài khi nhiệt độ giảm mạnh vào sáng và tối, mặc đồ giữ ấm, đội mũ, mang vớ với chất liệu thoáng nhẹ, tạo cảm giác dễ chịu.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Những tác dụng phụ của phương pháp gây tê tủy sống khi mổ sinh
Nhức đầu, buồn nôn, ngứa… là những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng phương pháp gây tê tủy sống. Vì vậy, trước khi sinh, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn phương pháp sinh phù hợp.
Mới đây, tại Đà Nẵng, một sản phụ đã t.ử v.ong và một sản phụ nguy kịch sau khi mổ sinh tại BV Phụ nữ Đà Nẵng. Cơ quan chức năng nghi ngờ do thuốc tê nên đã lấy mẫu đi xét nghiệm, đồng thời thông báo ngừng sử dụng loại thuốc tê trên. Thông tin trên đã khiến nhiều phụ nữ lo lắng, nhất là với chị em chuẩn bị sinh và có ý định sinh mổ. Vậy phương pháp gây tê tủy sống là gì, có nguy hiểm hay không?
Theo PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc BV Phụ sản TƯ, gây tê tủy sống khi mổ đẻ là phương pháp gây tê vùng, được thực hiện bằng cách tiêm thuốc vào vùng dịch não tủy ở vị trí giữa lưng để gây tê cục bộ. Phương pháp này giúp sản phụ vẫn giữ được tỉnh táo, điều hòa huyết áp và nhịp tim trong quá trình mổ lấy thai, đồng thời giảm thiểu xác suất nguy hiểm xảy ra cho trẻ tới mức thấp nhất có thể.
So với gây mê thì gây tê là biện pháp giảm đau khi sinh mang lại nhiều ưu điểm hơn cho các sản phụ. Sản phụ vẫn hoàn toàn tỉnh táo, huyết áp và nhịp tim điều hòa, hạn chế tối đa nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều tác dụng phụ, bao gồm:
Nhức đầu
Hầu hết các trường hợp sinh mổ đều ghi nhận sản phụ bị đau đầu do tác dụng phụ của gây tê tủy sống. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch não tủy rò rỉ qua lỗ thủng màng cứng, làm giảm lớp rào cản đệm của dây thần kinh cảm giác, tăng áp lực não tùy, khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức đầu, đặc biệt là vùng xung quanh trán, sau mắt hoặc đáy hộp sọ. Nhiều sản phụ còn đau xuống vùng cổ. Những cơn đau có thể kéo dài hoặc đau từng cơn, đau nhói.
Nhức đầu khiến sản phụ mệt mỏi, có thể buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng. Tác dụng phụ này thường xuất hiện sau vài ngày kể từ khi sinh mổ, cũng có trường hợp xuất hiện ngay sau khi sinh và sẽ biến mất sau khoảng vài ngày.
Sử dụng phương pháp gây tê tủy sống, sản phụ có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn
Buồn nôn, nôn ói
Ngay sau khi thuốc tê được tiêm vào cột sống, sản phụ có thể cảm thấy buồn nôn, thậm chí là nôn mửa. Đây là phản ứng khá phổ biến nhưng sẽ nhanh chóng biến mất khi thuốc tê hết tác dụng, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi.
Ngứa
Thuốc gây tê có thể khiến sản phụ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu do tác dụng của thuốc giảm đau được thêm vào trong thuốc tê. Tình trạng ngứa sẽ giảm dần và hết sau khoảng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sản phụ ngứa nghiêm trọng và kéo dài.
Ớn lạnh
Ngay sau khi mổ lấy thai, vẫn nằm trên giường mổ, sản phụ có thể bị ớn lạnh. Khi trở về phòng hậu phẫu hoặc giường bệnh thường, sản phụ nên đắp chăn, mặc quần áo kín, đi tất để tránh bị nhiễm lạnh. Lúc này, cơ thể sản phụ đang rất yếu nên rất dễ có tác động xấu đến sức khỏe.
Suy hô hấp và tuần hoàn nhẹ
Nếu thuốc gây tê di chuyển cao hơn trong tủy sống so với dự định thì bệnh nhân có thể bị phong tỏa thần kinh hay còn gọi là phong tỏa cột sống. Trường hợp này thường xảy ra với các bệnh nhân béo phì, có t.iền sử dị ứng thuốc gây mê.
Khi bị tác dụng phụ này, sản phụ sẽ có biểu hiện khó thở, tê cánh tay, cử động cánh tay, vai và thân yếu. Kèm với đó là cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Nếu được cho thở oxy và tiêm tĩnh mạch để điều chỉnh nhịp tim và huyết áp thì tình trạng này cũng sẽ ổn định và không đáng lo ngại.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, gây tê tủy sống là phương pháp được sử dụng phổ biến trong mổ đẻ, chiếm hơn 95%. Gần 5% còn lại là những trường hợp đặc biệt, có nguy cơ xảy ra tai biến cao, phải dùng phương pháp gây mê toàn thân.
Theo GS.TS Nguyễn Viết Tiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, từng có một số trường hợp gặp biến chứng do phương pháp gây tê tủy sống khi mổ lấy thai cho những sản phụ có nguy cơ tai biến cao. Vì vậy, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh không sử dụng phương pháp gây tê tủy sống ở các sản phụ có nhau t.iền đạo thể trung tâm hoặc bán trung tâm, nhau bong non, t.iền sản giật nặng, sản giật.
Theo GS Nguyễn Viết Tiến, trong y khoa, mổ đẻ chỉ được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp như: Thai phụ có những bệnh lý như cao huyết áp, huyết áp tăng cao không điều chỉnh được bằng thuốc gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi; thai phụ sinh khó, kéo dài thời gian chuyển dạ hay thai nhi bị kém phát triển trong tử cung, quá ít nước ối, có dấu hiệu suy thai, cần phải đưa thai ra ngay, nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng của thai nhi.
Linh Trần
Theo phunuvietnam