Viêm tiểu phế quản cấp

Viêm tiểu phế quản cấp là một bệnh lý của đường hô hấp dưới, có khả năng lây nhiễm cao và bùng nổ thành dịch.

Minh họa/INT

Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 24 tháng t.uổi. Điển hình của bệnh là tình trạng thở khò khè, thở khó và suy hô hấp nặng nếu như không được chẩn đoán và điều trị kịp thời…

Xảy ra ở nhiều mức độ

Tiểu phế quản là những “ống thở” nhỏ nhất được phân chia từ phế quản. Thủ phạm gây ra bệnh viêm tiểu phế quản cấp ( acute bronchiolitis) là virus hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus, viết tắt là RSV).

Bệnh gặp nhiều khi thời tiết chuyển mùa từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, cao điểm là tháng 1 và 2. Trẻ từ 2 đến 6 tháng t.uổi mắc bệnh nhiều hơn những trẻ khác.

Nhìn chung, theo các nghiên cứu, tỉ lệ mắc bệnh trong năm đầu đời của trẻ là khoảng 10%. Bệnh xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ nhàng thoảng qua đến suy hô hấp nặng và t.ử v.ong.

Ngoài virus hợp bào gây viêm tiểu phế quản cấp, còn có các loại virus thủ phạm khác thỉnh thoảng cũng tham gia như Adenoviruses, Rhinovirus, virus cúm A và B, virus á cúm type 1; 2; 3, Metapneumovirus và Mycoplasma Pneumoniae.

Ban đầu, virus vào đường hô hấp trên rồi tìm cách xâm nhập sâu xuống đường hô hấp dưới qua phế quản gốc, qua các nhánh phế quản trung bình và nhỏ hơn. Cuối cùng là các tiểu phế quản. Tại các tiểu phế quản, virus phát triển nhanh gây ra tình trạng viêm, phù nề và hoại tử các mô.

Đồng thời gây xuất tiết mạnh tại các tiểu phế quản làm cho các tiểu phế quản bị hẹp một phần khiến cho người bệnh thở khó, nhất là thì thở ra. Lúc này, các phế nang bị ứ khí do không lưu thông được, nên ngày càng giãn rộng. Một số phế nang không khí bị hấp thu mà không có sự bù trừ nên tạo ra hiện tượng xẹp phổi rải rác.

Minh họa/INT

Nhanh chóng suy hô hấp

Biểu hiện điển hình của viêm tiểu phế quản cấp là thở nhanh, thở khó, thở khò khè, ho, co rút lồng ngực. Trẻ nhanh chóng bị suy hô hấp trong vòng 24 – 48 giờ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tháng t.uổi có thể xuất hiện những cơn ngưng thở tái phát. Nếu không được xử trí kịp thời và có hiệu quả sẽ dẫn đến ngưng thở hoàn toàn.

Ngoài ra, còn có thể thấy một số biểu hiện: Sốt, ăn uống kém, nôn, vẻ mệt mỏi, li bì… Một số trường hợp chảy nước, chảy mủ ở tai do viêm tai giữa cấp tính đi kèm.

Khám phổi nghe tiếng thở khò khè và có nhiều rale nổ nhỏ. Đo độ bão hòa oxy (SpO2) sẽ thấy giảm nghiêm trọng. X-quang phổi góp phần chẩn đoán xác định. Ở những nơi có phòng xét nghiệm tiêu chuẩn thực hiện xét nghiệm kháng nguyên từ dịch mũi của bệnh nhân sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là loại virus nào.

Không có thuốc kháng sinh điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Việc chỉ định kháng sinh (nếu có) chỉ mang tính điều trị dự phòng hoặc điều trị bệnh đi kèm (như viêm tai giữa cấp, viêm họng cấp). Do đó, thuốc kháng sinh không phải là loại thuốc hàng đầu cần phải được sử dụng trong bệnh viêm tiểu phế quản cấp như một số người vẫn nghĩ.

Việc điều trị bệnh viêm tiểu phế quản cấp chủ yếu là điều trị hỗ trợ, thở oxy cho các trường hợp thở khó, suy hô hấp, truyền dịch cho các trường hợp nôn nhiều mất nước, ăn uống kém.

Nhìn chung, bệnh cảnh viêm tiểu phế quản cấp tuy xảy ra rầm rộ, nhưng nếu được xác định sớm chẩn đoán, điều trị hỗ trợ sớm và theo dõi chặt chẽ, chăm sóc tích cực, bệnh nhân thường có tiên lượng tốt. Hầu hết đều bình phục sau 3 – 5 ngày.

Tuy nhiên, tình trạng ho và thở khò khè có thể kéo dài 2 – 4 tuần. Sau khi khỏi bệnh hoàn toàn không có di chứng nào do bệnh gây ra. Các nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ bệnh nhân viêm tiểu phế quản cấp rơi vào tình trạng suy hô hấp nặng và t.ử v.ong chỉ khoảng 0,1%.

Một số nhà chuyên môn cho rằng, những trẻ đã từng bị viêm tiểu phế quản cấp sẽ là t.iền đề gây ra bệnh hen phế quản sau này. Song vấn đề vẫn còn nhiều tranh cãi vì không có nghiên cứu nào đưa ra được những bằng chứng mang tính thuyết phục cao. Tỉ lệ mắc bệnh viêm tiểu phế quản cấp có khuynh hướng giảm dần theo độ t.uổi.

– Phòng bệnh: Giống như các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác. Các biện pháp phòng bệnh cần thực hiện bao gồm: Đeo khẩu trang khi chăm sóc trẻ bệnh, thường xuyên rửa và sát khuẩn tay.

Cách ly trẻ mắc bệnh với các trẻ khác. Không cho trẻ khỏe mạnh tiếp xúc với những người mắc bệnh đường hô hấp. Luôn luôn giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh. Nuôi con bằng sữa mẹ trong năm đầu tiên là tốt nhất, vì sữa mẹ có nhiều chất miễn dịch (kháng thể) giúp trẻ chống lại nhiều bệnh nhiễm khuẩn.

Tạo môi trường sống thuận lợi cho trẻ tránh khói bụi, chăm sóc, dinh dưỡng tốt. Nếu có điều kiện, có thể cho trẻ từ 6 tháng t.uổi tiêm phòng cúm định kỳ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Một số trường hợp bệnh lý sau đây có thể gây nhầm lẫn với bệnh viêm tiểu phế quản cấp do có các biểu hiện thở nhanh, thở khó, thở khò khè, suy hô hấp giảm nồng độ bão hòa oxy m.áu:

– Hen phế quản: Bệnh này thường xảy ra ở trẻ lớn, đã từng có những đợt thở khó và thở khò khè trước đó. Trong gia đình có người thân mắc bệnh hen phế quản.

– Trào ngược dạ dày thực quản: Dịch tiết từ dạ dày trào ngược lên được trẻ hít vào phế quản gây ra bệnh cảnh tương tự viêm tiểu phế quản cấp. Điều đáng lưu ý là bệnh cảnh này tái diễn nhiều đợt và thường gặp ở trẻ nhũ nhi.

– Bệnh tim bẩm sinh: Xảy ra ở trẻ 2 – 3 tháng t.uổi trong bối cảnh suy tim và có luồng shunt trái – phải cũng gây các biểu hiện về đường hô hấp tương tự như viêm tiểu phế quản cấp.

– Dị vật đường thở: Thường khởi phát đột ngột, thở nhanh, thở khò khè. Tuy nhiên không có các biểu hiện của viêm đường hô hấp trên trước đó.

Làm gì khi trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp?

Con trai của tôi hơn 2 t.uổi và có biểu hiện sốt cao, thở khò khè. Bé được chẩn đoán nhiễm RSV.

Xin hỏi bệnh này điều trị như thế nào?

Tôi có con trai hơn 2 t.uổi. Gần đây, bé có biểu hiện sốt cao, thở khò khè. Đến bệnh viện kiểm tra thì bé được chẩn đoán mắc nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV). Xin hỏi làm thế nào để điều trị bệnh này?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC)

Virus hợp bào hô hấp (RSV) có thể lây truyền khi người nhiễm ho hoặc hắt hơi. RSV cũng có thể tồn tại trên bề mặt da hay các vật dụng trong nhà như bàn ăn, tay nắm cửa.

Trẻ từ 2 t.uổi thường có nguy cơ cao nhiễm RSV. Virus này cũng có thể gây tái nhiễm ở bất kỳ độ t.uổi nào.

Người nhiễm bệnh thường xuất hiện triệu chứng sau 4-6 ngày, bao gồm sổ mũi, chán ăn, ho, hắt hơi, sốt, thở khò khè.

RSV cũng có thể gây n.hiễm t.rùng nặng hơn như viêm tiểu phế quản, viêm đường hô hấp nhỏ trong phổi và viêm phổi, n.hiễm t.rùng phổi. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ dưới 1 t.uổi.

Để điều trị RSV, CDC không khuyến cáo dùng thuốc kháng virus để chống nhiễm bệnh. Hầu hết trường hợp nhiễm RSV đều tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm RSV có thể khiến bệnh chuyển biến nặng. Các phương pháp giảm triệu chứng do RSV bao gồm:

Giảm đau và hạ sốt bằng thuốc, chẳng hạn acetaminophen hoặc ibuprofen (theo độ t.uổi); Không được dùng aspirin cho trẻ.
Uống nhiều nước.
Trao đổi kỹ với nhân viên y tế trước khi cho trẻ uống thuốc cảm không kê đơn. Một số thành phần của thuốc có thể không tốt cho t.rẻ e.m.

Người già và trẻ dưới 6 tháng t.uổi khi mắc RSV có thể phải nhập viện nếu khó thở hoặc mất nước. Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể phải thở máy hoặc truyền dịch.

Để phòng ngừa RSV ở trẻ, có thể tiêm vaccine RSV cho mẹ mang thai 32-36 tuần khi bước vào mùa cao điểm dịch bệnh. Ngoài ra, trẻ dưới 8 tháng t.uổi có thể tiêm kháng thể RSV.

Trẻ 8-19 tháng t.uổi cũng được khuyến nghị tiêm một liều kháng thể RSV nếu nằm trong các trường hợp sau:

Trẻ mắc bệnh phổi mạn tính do sinh non

Trẻ bị suy giảm miễn dịch nặng

Trẻ bị xơ nang có bệnh nặng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *