Vụ 49 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì: Chưa xuất trình được hồ sơ tự công bố sản phẩm

Liên quan đến vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Sóc Trăng, ngày 27/1, Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng cho biết đã xác định được 49 ca bị ngộ độc; thu giữ gần 100kg thực phẩm chưa xuất trình được hồ sơ tự công bố sản phẩm.

Theo Sở Y tế, lúc 16h ngày 25/1, đơn vị tiếp nhận thông tin một số ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn TP Sóc Trăng sau khi ăn bánh mì mua tại đường Hai Bà Trưng, phường 1 (TP Sóc Trăng), trong đó có nhiều người phải nhập viện cấp cứu, điều trị.


Các bệnh nhân bị ngộ độc đang được điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn TP Sóc Trăng.

Sở Y tế chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp Trung tâm Y tế TP Sóc Trăng tiến hành điều tra, xác minh. Trung tâm Y tế TP Sóc Trăng tổ chức đội điều tra tại BVĐK tỉnh, BV chuyên khoa Sản Nhi, BVĐK Hoàng Tuấn, BV quốc tế Phương Châu và BV Quân dân y xác định có 35 ca nhập viện cấp cứu, điều trị. Các bệnh nhân đều mua, sử dụng bánh mì Thu Hà (bánh mì, pate, chả lụa, chà bông, dưa leo…) trên đường Hai Bà Trưng, phường 1, TP Sóc Trăng. Sau khi ăn xuất hiện các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt, hạ huyết áp, chóng mặt, co giật…


Cơ sở bánh mì Thu Hà tạm thời đóng cửa.

Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm TP Sóc Trăng tiến hành kiểm tra điểm kinh doanh bánh mỳ Thu Hà, lấy mẫu 2 sản phẩm là pate gan và thịt nguội để kiểm nghiệm; đồng thời test nhanh 1 mẫu chả lụa chưa phát hiện hàn the trong sản phẩm. Còn tại cơ sở hộ kinh doanh Thái Thị Thu Hà (22 Nguyễn Văn Hữu, phường 1, TP Sóc Trăng), đoàn kiểm tra phát hiện 95kg sản phẩm chà bông thịt heo chưa xuất trình được hồ sơ tự công bố sản phẩm nên tiến hành niêm phong, lấy mẫu kiểm nghiệm. Ghi nhận đến 15h ngày 26/1, tổng số ca ngộ độc sau khi ăn bánh mì là 49 ca

Sưởi ấm bằng than hoa, một thanh niên tổn thương não, nguy cơ mất trí nhớ

Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân nam (33 t.uổi) được chẩn đoán ngộ độc khí CO do sưởi ấm bằng than hoa.

Trước đó, vào đêm 29 rạng sáng ngày 30/12, nam bệnh nhân đã đốt than hoa trong chậu ở phòng kín để sưởi ấm rồi đi ngủ. Đến 4h sáng, gia đình nghe thấy tiếng động lạ nên đã vào phòng của bệnh nhân thì phát hiện anh này bất tỉnh và có vết thương trên cơ thể, sau đó đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu.

Thông tin với Báo Sức khỏe và Đời sống, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy thận, tổn thương cơ. Tình trạng hiện tại của bệnh nhân dù đã có ý thức nhưng vẫn có dấu hiệu tổn thương não, suy thận, tổn thương cơ.

“Bệnh nhân có thể không t.ử v.ong, tuy nhiên nguy cơ rất cao có những biến chứng thần kinh lâu dài. Đặc biệt là các vấn đề về mất trí nhớ, rối loạn tâm thần…. Chúng tôi đang cố gắng sử dụng các biện pháp điều trị tích cực để hạn chế những biến chứng cho bệnh nhân trong thời gian tới”, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên thông tin.

Nam bệnh nhân bị ngộ độc khí CO do sưởi ấm bằng than hoa trong phòng kín. Ảnh: Thùy Dung.

Cũng theo TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, khí CO là khí rất độc, không màu, không mùi vị, hấp thu vào cơ thể tác dụng rất nhanh. Khi vào cơ thể, khí CO làm ngừng quá trình hô hấp ở các tế bào, theo cách như bóp nghẹt từng tế bào và làm chúng c.hết.

“Khí CO là khí thực sự rất độc, nó gây bóp nghẹt và làm c.hết tế bào, chứ không đơn thuần chỉ làm thiếu oxy. Các tế bào của toàn bộ cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng, nhưng nặng nhất là não và tim. Một số ít trường hợp khi hít phải khí CO ở nồng độ thấp sẽ cảm thấy đau đầu, khó chịu,… nhưng các trường hợp hít khí CO nồng độ cao, nạn nhân không kịp cảm thấy gì đặc biệt, nhanh chóng rơi vào bất tỉnh, hôn mê, ngộ độc và dễ dàng t.ử v.ong.

Đó mới là giai đoạn đầu, còn giai đoạn sau cũng rất đáng ngại. Khi bệnh nhân bị ngộ độc nhưng không t.ử v.ong thì sau một vài tuần sẽ gặp hiện tượng não bị tổn thương, dẫn tới các biến chứng về tâm thần, thần kinh (mất trí nhớ, rối loạn tâm thần, run,…)”, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên cho hay.

Giám đốc Trung tâm chống độc cũng cho biết thêm, việc phòng tránh và điều trị các biến chứng muộn do ngộ độc khí CO hiện nay rất khó khăn. Các nghiên cứu cho thấy, trong số các bệnh nhân ban đầu bị ngộ độc khí CO, kể cả ngộ độc nhẹ thì sẽ có khoảng gần 50% số bệnh nhân sẽ gặp các biến chứng tâm thần, thần kinh muộn về sau.

“Khi phát hiện người bị ngạt khí CO, cần nhanh chóng mở hết tất cả các cửa để không khí tràn vào nhà và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc. Nếu nạn nhân thở yếu, ngừng thở thì hô hấp nhân tạo theo điều kiện tại chỗ, nếu ngừng tuần hoàn thì cấp cứu ngừng tuần hoàn. Sau khi sơ cứu, cần đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị tiếp.

Ngoài ra, người dân tuyệt đối không đốt các loại nhiên liệu như than tổ ong, củi, than hoa, khí gas… để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín. Nếu có sử dụng các nhiên liệu này thì cần mở cửa đủ rộng cho không khí và oxy từ bên ngoài vào hoặc tốt nhất đun nấu ở không gian mở hoặc ngoài trời, còn trong phòng thông khí hạn chế thì nên đun nấu hoặc sưởi ấm bằng điện”, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên hướng dẫn.

Mời bạn đọc xem tiếp video: Bộ Y tế hướng dẫn biện pháp phòng ngộ độc khí CO trong nhà

0:00

Bộ Y tế hướng dẫn biện pháp phòng ngộ độc khí CO trong nhà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *