Ung thư da, ung thư phổi, ung thư ruột, ung thư t.inh h.oàn ….là 4 bệnh ung thư phổ biến nhất cần cảnh giác ở các quý ông.
1. Ung thư da
Ung thư da là loại ung thư phổ biến nhất ở tất cả nam giới và phụ nữ. Bất cứ ai cũng có thể bị ung thư da, nhưng một số người có nguy cơ lớn hơn khi sở hữu những yếu tố nguy cơ sau.
Những nguy cơ gây ung thư da:
* Da có nhiều tàn nhang hoặc vết bỏng
* Sinh sống tại các khu vực có nhiều tia cực tím mặt trời (UV) bức xạ.
* Có nhiều vết sẹo hoặc bỏng trên da
* Sử dụng các loại thuốc gây kích ứng cho làn da nhạy cảm trước ánh nắng mặt trời
* Cá nhân hoặc lịch sử gia đình có người mắc bệnh ung thư da
Cách phòng chống ung thư da tốt nhất:
– Hạn chế thời gian ra ngoài khi ánh nắng mặt trời chói chang nhất từ 10:00h sáng -04:00h chiều) và tìm kiếm bóng râm khi có thể.
– Không sử dụng giường thuộc da và đèn tử ngoại.
– Sử dụng kem chống nắng với chỉ sổ SPF ít nhất là 15 để bảo vệ da chống lại tia UVA và UVB. Vẫn nên sử dụng kem chống nắng ngay cả vào những ngày trời không nắng và có nhiều mây.
– Luôn mặc quần áo bảo vệ cho da như đội mũ có vành rộng, áo tay dài và kính mắt.
– Chú ý tới các thay đổi bình thường nhất với làn da của bạn.
2. Ung thư phổi
Đây là nguyên nhân t.ử v.ong hàng đầu cho cả nam giới và nữ giới. Hút t.huốc l.á và ngửi khói t.huốc l.á là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư phổi. Đây được coi là một kẻ g.iết n.gười thầm lặng và thực tế cứ 10 người thì có 6 người bị c.hết vì ung thư phổi trong năm.
Các yếu tố nguy cơ ung thư phổi bao gồm:
* Hút thuốc và những người hít phải khói thuốc
* Do tiếp xúc với những chất độc xung quanh nơi ở hoặc nơi làm việc (như khí radon và amiăng)
* Ô nhiễm không khí (có thể làm tăng nguy cơ)
* Lịch sử gia đình có người mắc bệnh ung thư phổi (có thể làm tăng nguy cơ)
Ngăn ngừa ung thư phổi:
– Không hút thuốc. Vì một nam giới hút thuốc có nguy cơ t.ử v.ong vì ung thư phổi cao gấp 23 lần so với những quý ông chưa bao giờ hút thuốc.
– Tránh ngửi khói thuốc trực tiếp hoặc gián tiếp.
– Hãy chắc chắn rằng nhà ở và nơi làm việc của bạn không có khí phóng xạ radon, điều này giúp bảo vệ bạn khỏi những độc tố.
3. Ung thư ruột
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một số yếu tố nguy cơ làm tăng cơ hội của bạn phát triển ung thư ruột. Đây là căn bệnh có số người mắc cao, xếp sau ung thư phổi, nhưng tỷ lệ chữa trị thành công lên đến 90% nếu phát hiện sớm.
Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư ruột:
* 9 trong 10 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột già khi đến t.uổi 50.
* Các khối u, bướu nhỏ, thịt thừa….ở thành hoặc bên trong đại tràng, trực tràng có thể phát triển thành ung thư. Tìm và loại bỏ khối u có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột.
* Nguy cơ ung thư ruột của bạn sẽ lớn hơn nếu gia đình có cha mẹ, anh chị em… có t.iền sử bệnh ung thư ruột. Ngoài ra, nếu thừa kế một gene khiếm khuyết cũng dẫn đến ung thư ruột.
* Cá nhân bị bệnh viêm ruột (IBD) như viêm loét đại tràng.
Ngăn ngừa ung thư ruột:
Thay đổi cách sống sau đây có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh ung thư ruột và có một cuộc sống lành mạnh:
– Không hút thuốc.
– Duy trì trọng lượng khỏe mạnh.
– Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao hằng ngày với cường độ luyện tập từ 30-45 phút trở lên.
– Hạn chế uống rượu hoặc bỏ rượu.
– Loại bỏ những yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư ruột là rất quan trọng. Một số khối u có thể được tìm thấy và gỡ bỏ trước khi chúng có cơ hội để trở thành ung thư. Ngoài ra, tỷ lệ chữa trị khỏi ung thư ruột sẽ rất cao nếu được phát hiện sớm.
4. Ung thư t.inh h.oàn
Ung thư t.inh h.oàn là một bệnh mà các tế bào ung thư phát triển ở một hoặc cả hai t.inh h.oàn – cơ quan sinh sản của nam giới. Ung thư t.inh h.oàn phổ biến nhất ở nam giới độ t.uổi từ 15-35.
Một số yếu tố nguy cơ ung thư t.inh h.oàn:
* Gia đình có t.iền sử ung thư
* T.inh h.oàn không xuống bìu trong t.uổi thiếu niên
* T.inh h.oàn đã bị chấn thương
* Viêm t.inh h.oàn do quai bị sau t.uổi dậy thì
* Người mẹ đã được điều trị bằng hormon trước khi sinh.
Ngăn ngừa ung thư t.inh h.oàn:
– Tập thói quen tự kiểm tra t.inh h.oàn ít nhất mỗi tháng 1 lần, nếu thấy có cục cứng dù có vẻ nhỏ cũng cần được thầy thuốc chuyên khoa về các vấn đề tiết niệu và s.inh d.ục khám.
– Mào tinh sưng ít thường không nguy hiểm nhưng có cục cứng ở t.inh h.oàn là dấu hiệu xấu và hầu hết những trường hợp sưng đều cần được làm sinh thiết (lấy một ít mô t.inh h.oàn để xét nghiệm xem có bị ung thư không).
– Bác sĩ cũng có thể kiểm tra t.inh h.oàn của bạn trong quá trình kiểm tra định kỳ của bạn.
Lê Nhi
Tổng hợp từ womenshealth
Các bước tự kiểm tra hai “túi bi đôi”
Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng: các XY nên tự “kiểm tra” 2 hòn bi 1 tháng/ lần, bởi trong giai đoạn từ t.uổi “teen” sang t.uổi trưởng thành các teen boys có nguy cơ cao mắc ung thư t.inh h.oàn.
“Hòn bi” là bộ phận nhạy cảm và dễ tổn thương nhất trên cơ thể của boys, vì vậy nó đòi hỏi sự chăm sóc cực kì đặc biệt và cẩn trọng! Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng: các XY nên tự “kiểm tra” 2 hòn bi 1 tháng/ lần, bởi trong giai đoạn từ t.uổi “teen” sang t.uổi “ty”, các teen boys có nguy cơ cao mắc ung thư tinh hòan.
Bài tập “kiểm tra hòn bi” dưới đây chính là phương pháp nhanh nhất phát hiện những chứng bệnh liên quan tới 2 hòn bi, vậy nên các boys hãy chú ý nhé!
1. Thời gian yêu cầu
5 phút/lần, 1-2 lần/tháng
2. Các bước tự “kiểm tra”
B1: Vệ sinh “cậu nhỏ” và 2 “hòn bi” bằng nước ấm. Nước ấm giúp các lớp da ở phần bìu giãn ra.
B2: Đứng trước gương, dùng tay kiểm tra từng phần da trên bìu xem có bất kì chỗ nào bị sưng hoặc tấy đỏ lên hay không.
B3: Dùng 3 ngón tay đầu nắm lấy 1 “hòn bi”, chú ý ngón cái đặt ở phần bìu trên của hòn bì, ngón giữa đặt ở phần bìu dưới.
B4: Xoay tròn “hòn bi” bằng 3 ngón tay, chú ý xem có chỗ nào trên da ngứa hoặc có nốt đỏ hay không, ấn nhẹ lên “hòn bi” để kiểm tra xem có mọc những nốt không bình thường hay không.
B5: Tiếp tục kiểm tra “hòn” còn lại theo cách này. Trong khi kiểm tra, bạn có thể sẽ nhận thấy 2 “hòn” của mình không to bằng nhau, tuy nhiên đó là điều rất bình thường, không hề ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như khả năng t.ình d.ục của bạn sau này.
3. Một số lưu ý trong quá trình “kiểm tra”
Đảm bảo rằng khi dùng 3 ngón tay ấn xuống “hòn bi” để phát hiện các vết sưng tấy, bạn cần tác động một lực vừa đủ, không quá mạnh để làm đau “hòn bi”, nhưng cũng không quá nhẹ để bỏ sót các vết sưng.
Thực hiện bài kiểm tra này thường xuyên giúp bạn nắm rõ hơn về cơ thể của chính mình và dễ dàng phát hiện những dấu hiệu bất thường xảy ra.
Nếu bạn phát hiện ra những vết sưng tấy, mẩn đỏ, mụn nước…liên tục trong 1-2 ngày, bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị ngay nhé!