4 tháng t.uổi – cột mốc quan trọng đ.ánh dấu sự phát triển vượt bậc về thể chất và nhận thức của bé

Trong tháng thứ tư của cuộc đời, bé sẽ chính thức tìm hiểu mọi thứ ở xung quanh và học được nhiều điều mới mẻ khiến cha mẹ bất ngờ về mình.

Bốn tháng t.uổi được xem là một cột mốc quan trọng trong hành trình lớn lên của em bé, nó đ.ánh dấu sự phát triển vượt bậc về thể chất và trí não. Trong tháng thứ tư của cuộc đời, bé sẽ chính thức tìm hiểu mọi thứ ở xung quanh.

Đó là những trải nghiệm tự nhiên như cách bé cầm đồ chơi trong tay và thả xuống hoặc bỏ nó vào trong miệng. Đồng thời, trong khoảng thời gian này, bé ngày càng tỉnh táo hơn vào ban ngày. Bé 4 tháng t.uổi thích thể hiện bản thân thông qua cười mỉm, cười khúc khích hoặc những tiếng rên rỉ. Điều cha mẹ cần làm là hãy cố gắng đảm bảo con mình được an toàn vì hiện giờ bé đã biết lật, thậm chí đã biết trườn lùi.

1. Bé phát triển về nhận thức: Học cách thuyết phục người khác, hiểu nguyên nhân – kết quả và nắm bắt được cảm xúc của người đối diện

Mỉm cười với mẹ để khiến mẹ mỉm cười lại với mình có nghĩa là bé đang học cách thuyết phục người khác (Ảnh minh họa).

Phương thức giao tiếp của đứa trẻ 4 tháng t.uổi rất tinh tế. Vì chưa biết nói nên bé phải dựa vào những kỹ năng mà bé có để cố gắng thu hút sự chú ý của cha mẹ. Đó là khả năng khóc, rên rỉ, vồ lấy, thả, ném, cười khúc khích, mếu và nhìn chằm chằm.

Những phương thức giao tiếp này không phải lúc nào cũng dễ chịu và đáng yêu. Ví dụ như việc phải đi nhặt đồ chơi nhiều lần hay phải dỗ bé khóc liên tục không bao giờ là niềm vui của cha mẹ. Mặc dù vậy, đây là những hành vi rất quan trọng vì chúng báo hiệu con của bạn đã phát triển một số kỹ năng quan trọng. Mỉm cười với mẹ để khiến mẹ mỉm cười lại với mình có nghĩa là bé đang học cách thuyết phục người khác. Đ.ánh rơi đồ vật để bố nhặt giúp là minh chứng cho thấy bé đã đạt được sự hiểu biết về nguyên nhân và kết quả. Nhìn vào khuôn mặt và lắng nghe giọng nói của cha mẹ trước khi đưa ra cách phản ứng của riêng mình là biểu hiện bé đang bắt đầu hiểu cảm xúc của người đối diện.

Khi một đ.ứa t.rẻ bỗng nhiên giao tiếp nhiều hơn, theo cách đặc biệt của bé, điều đó có nghĩa là sự phát triển thể chất và phát triển nhận thức của bé bắt đầu hoạt động một cách hòa hợp và nhịp nhàng. Và khi các hệ thống này kết hợp với nhau, chúng bắt đầu kết nối bé với thế giới rộng lớn ở bên ngoài. Điều quan trọng cha mẹ cần lưu ý là không phải tất cả mọi em bé đều có chung một kiểu giao tiếp, vì vậy, bạn hãy quan sát và lắng nghe thật nhiều để dò ra được “tần số” giao tiếp đặc biệt của con mình.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần nhớ rằng bé không quan tâm đến những gì bạn nói, cái bé cần trong cuộc giao tiếp chỉ là sự chú ý của cha mẹ. Bạn chỉ cần nói chuyện với con những câu chuyện bình thường hàng ngày là được.

Dấu hiệu nguy hiểm: Nếu một đ.ứa t.rẻ không nhìn theo sự chuyển động của đồ vật, không phát âm hoặc không phản ứng với khuôn mặt của cha mẹ khi được 4 tháng t.uổi thì có thể bé có vấn đề với sự phát triển nhận thức. Mặc dù không có lý do gì để quá lo lắng nếu em bé vẫn phát triển các kỹ năng khác, nhưng để yên tâm thì cha mẹ cũng nên trao đổi thêm với bác sĩ nhi khoa của bé.

2. Bé phát triển mạnh mẽ về thể chất

Giống như một cái mô tơ đã được khởi động, thể chất của bé phát triển toàn diện từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài một cách mạnh mẽ. Nghĩa là bé đã biết kiểm soát và điều khiển khéo léo tay, chân, đầu… Nếu để ý, cha mẹ sẽ thấy con mình sẽ nắm lấy bất cứ thứ gì trong tầm tay với, đồng thời còn biết chuyền đồ từ tay này sang tay kia, hoặc cầm đồ chơi lắc qua lắc lại.

Em bé 4 tháng t.uổi cũng rất thích nếm mọi thứ, bởi đó là cách để bé khám phá thế giới xung quanh. Điều cha mẹ cần làm là không nên để những món đồ chơi hoặc đồ vật có kích thước nhỏ trong tầm với của bé, để tránh tai nạn bé cho đồ vào miệng và bị hóc nghẹn.

Ở độ 4 tháng t.uổi, bé đã kiểm soát đầu khá tốt. Bằng chứng là khi lật sấp, bé đã giữ đầu và ngực thẳng đứng. Bé cũng có thể đã biết co chân để đẩy cơ thể mình lên. (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, ở thời điểm này, bé đã kiểm soát đầu khá tốt. Bằng chứng là khi lật sấp, bé đã giữ đầu và ngực thẳng đứng. Bé cũng có thể đã biết co chân để đẩy cơ thể mình lên. Thậm chí, có một số bé còn tìm ra cách chuyển từ nằm sấp thành nằm ngửa.

Bé 3 tháng t.uổi chưa biết làm những việc này thì cần đưa con đi thăm khám, cha mẹ hết sức lưu tâmĐọc ngay

Chưa kể, nếu được cha mẹ giữ 2 cánh tay kéo nửa người trên để ngồi thì trông bé khá ổn định và rất thích thú khi nhìn ngó xung quanh một cách tự do. Còn khi được bế đứng, bé đủ khỏe để đỡ cơ thể bằng 2 chân của mình.

Dấu hiệu nguy hiểm: Đúng là không phảibé 4 tháng t.uổi nào cũng biết lăn người từ nằm sấp sang nằm ngửa, nhưng nếu một em bé có cử động thất thường, dường như không kiểm soát được đầu, tay chân nắm chặt, mềm yếu, thì cha mẹ nên suy nghĩ đến việc cho con đi gặp bác sĩ.

Ngoài 2 cột mốc phát triển quan trọng ở trên, ở thời điểm 4 tháng t.uổi, bé đã có chu kỳ ngủ rõ ràng với vài giấc ngủ vào ban ngày và ngủ xuyên suốt ban đêm. Tuy nhiên, khái niệm ngủ xuyên đêm ở đây không có nghĩa là bé sẽ không tỉnh giấc vào ban đêm. Bé vẫn sẽ tự nhiên thức dậy giữa các chu kỳ ngủ giống như người lớn. Điều cha mẹ cần làm là đừng vội lao vào dỗ con, mà hãy chờ xem con có tự ngủ lại được hay không.

Theo Helino

Trẻ 4 tháng t.uổi ăn dặm và những điều cha mẹ cần biết

Trẻ 4 tháng t.uổi ăn dặm mấy bữa mới đúng chuẩn? Hãy đọc bài viết dưới đây để cho bé ăn dặm một cách khoa học.

1. Nên cho bé ăn dặm khi nào?

Đối với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ là nguồn thức ăn quan trọng và dồi dào dưỡng chất nhất. Thông thường, trẻ được 5-6 tháng t.uổi, mẹ mới bắt đầu chế độ ăn dặm cho bé. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng t.uổi khi nhận thấy bé có một số dấu hiệu sau:

Sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu ăn của con khiến bé đòi bú liên tục

Luôn tóp tép miệng

Trẻ có hành động “thèm” khi thấy người khác ăn

Bé đã ngồi được vững vàng

Mẹ chỉ nên cho bé 4 tháng t.uổi ăn dặm khi nhận thấy bé có một số dấu hiệu đòi ăn – Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lưu ý rằng, tuyệt đối không cho bé ăn dặm trước 4 tháng t.uổi vì bất cứ lý do gì hoặc trẻ chưa có biểu hiện đòi ăn bởi cơ thể trẻ chưa thể tiêu hóa được thức ăn thô. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

2. Trẻ 4 tháng t.uổi ăn dặm mấy bữa?

Để trả lời cho câu hỏi “Trẻ 4 tháng t.uổi ăn dặm bao nhiêu là đủ?” thì mẹ nên nhớ một số nguyên tắc dưới đây để cho bé ăn dặm một cách khoa học nhất.

Dù mẹ có cho con ăn dặm theo kiểu truyền thống hay ăn dặm kiểu Nhật đi chăng nữa thì đây cũng cần phải thực hiện đúng 4 nguyên tắc này.

2.1 Cho bé ăn dặm từ thức ăn loãng đến đặc

Từ khi sinh ra, bé đã quen với nguồn thức ăn chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Để bé làm quen với đồ ăn dặm thì mẹ nên để cho con thích nghi từ thức ăn dạng lỏng đến đặc dần.

Mẹ nên cho bé ăn từ loãng đến đặc dần – Ảnh minh họa: Internet

Thức ăn loãng giúp bé dễ tiêu hóa, không bị nghẹn, giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Sau đó, mẹ hãy tăng độ đặc của thức ăn lên như ăn lợn cợn, ăn sền sệt, ăn thô và dần đến ăn cơm.

2.2. Nguyên tắc cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Lúc mới ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn mỗi ngày 1 bữa, mỗi bữa chỉ cần 1-2 muỗng. Khi bé lớn hơn và đã thích nghi với việc ăn dặm, mẹ hãy tăng số lượng thức ăn và số bữa lên. Mẹ có thể cho con ăn đều đặn theo thời gian biểu nhất định trong ngày sáng – trưa – chiều – tối.

Mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều vì sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé nói riêng và sức khỏe của bé nói chung.

2.3 Nguyên tắc chọn thực phẩm cho bé ăn dặm

Thực phẩm chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ, trong đó có giai đoạn bé ăn dặm. Mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng cho bé phát triển cân đối, khỏe mạnh như:

Chất đạm: Sữa, trứng, thịt, cá,…

Chất đường bột: Bột gạo, ngũ cốc,..

Chất béo: Dầu cá hồi, dầu đậu nành, dầu oliu

Nhóm Vitamin và khoáng chất: Rau củ quả tươi, trái cây,…

2.4 Nguyên tắc ăn từ bột ngọt sang bột mặn

Để giúp bé dễ dàng làm quen với quá trình ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn thức ăn có vị ngọt trước như bột ăn dặm, củ quả xay nhỏ và trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều này giúp bé thích thú hơn vì đồ ăn có vị ngọt giống sữa mẹ.

Nguyên tắc cho bé ăn ngọt sang ăn mặn – Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, mẹ cũng có thể chọn một số loại bột bán sẵn trên thị trường dành riêng cho bé bắt đầu ăn dặm.

Khi bé đã thích nghi với việc ăn ngọt, mẹ bắt đầu chuyển sang nấu đồ ăn mặn cho bé từ thực phẩm như cá, trứng, tôm,… để bé nhận được nhiều dinh dưỡng cần thiết khác. Mẹ nên chú ý quan sát trong quá trình ăn bột mặn xem bé có bị dị ứng với loại thức ăn nào không để dừng lại ngay.

Mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi các món ăn, nếu bé không thích món này thì mẹ đổi sang món khác. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé uống nhiều loại nước ép trái cây khác nhau.

Tuy nhiên, đây là giai đoạn bé vẫn bú sữa mẹ là chính nên mẹ hãy xem đồ ăn dặm chỉ là bổ sung thêm, không ép bé ăn quá nhiều dẫn đến bé bú ít sữa mẹ.

3. Một số thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng t.uổi

3.1 Bột rau củ

Chuẩn bị:

50-100gr cà rốt, bí đỏ, bông cải,…

Bột gạo

Thực hiện:

Hấp chín bí đỏ sau đó tán nhuyễn

Nấu chín bột, sau đó cho phần bí đỏ vào khuấy đều

Nêm thêm một chút dầu ăn, đợi thức ăn nguội thì cho bé ăn

Đối với các loại rau củ khác mẹ cũng nên thực hiện tương tự

Bột bí đỏ thơm ngon, bổ dưỡng cho bé ăn dặm – Ảnh minh họa: Internet

3.2 Bột trứng cà rốt

Chuẩn bị:

Khoảng 10gr bột gạo

Nửa lòng đỏ trứng gà

20gr cà rốt

200ml nước

5gr dầu thực vật

Thực hiện:

Rửa sạch cà rốt và luộc/hấp chín, sau đó xay nhuyễn

Đ.ánh đều lòng đỏ trứng gà

Nấu chín bột, sau đó cho lòng đỏ trứng gà và cà rốt vào khuấy cùng

Trộn thêm một chút dầu ăn, đợi bột nguội thì cho bé ăn

3.3 Bột gan heo và bông cải xanh

Chuẩn bị:

10gr bột gạo

20gr bông cải xanh

20gr gan heo

200ml nước

Thực hiện:

Rửa sạch bông cải xanh, thái nhỏ và xay nhuyễn

Xay nhuyễn gan heo, sau đó cho thêm 30ml nước sạch và khuấy đều và nấu chín.

Nấu chín bột gạo, đổ phần nước gan heo và bông cải xanh vào khuấy cùng.

Thêm một chút dầu ăn, đợi cháo nguội thì cho bé ăn

3.4 Làm nước ép cam, quýt cho bé uống

Chuẩn bị:

Cam hoặc quýt tươi

Một ly nhỏ nước ấm

Đường trắng

Thực hiện:

Rửa sạch cam, quýt, cắt đôi, cắt 3 sau đó cho vào máy ép lấy nước.

Thêm đường và nước ấm vào cùng và khuấy đều.

Cho bé thưởng thức khi nước còn ấm

Mẹ nên làm nước ép cam cho bé uống – Ảnh minh họa: Internet

3.5 Nước ép cà chua

Chuẩn bị:

Cà chua tươi

Đường trắng và nước ấm

Thực hiện:

Rửa sạch cà chua, chần qua với nước sôi, bóc bỏ vỏ và hạt.

Mang thịt cà chua cho vào máy ép lấy nước

Cho thêm nước ấm và đường trắng khuấy đều và cho bé uống.

Nước ép cà chua thơm ngon bổ dưỡng cho bé ăn dặm 4 tháng t.uổi – Ảnh minh họa: Internet

4. Lưu ý khi cho bé 4 tháng t.uổi ăn dặm

Theo các chuyên gia, độ t.uổi ăn dặm hợp lý nhất cho bé là khi bé được 6 tháng t.uổi. Tuy nhiên, một số trường hợp bé háu ăn hoặc nguồn sữa của mẹ không đủ thì mẹ mới nên cho bé ăn dặm sớm từ 4 – 5 tháng t.uổi.

Mặc dù bé đã làm quen với việc ăn dặm hàng ngày nhưng mẹ cũng đừng quên rằng ăn dặm chỉ là bữa phụ, còn nguồn thức ăn chính ở giai đoạn này của bé vẫn là sữa mẹ.

Để đảm bảo sức khỏe cho bé phát triển khỏe mạnh toàn diện thì mẹ nên cho bé bú càng lâu càng tốt. Ngoài ra mẹ nên kết hợp với thức ăn dặm cũng như sữa công thức để giúp bé đa dạng nguồn dinh dưỡng hơn.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “trẻ 4 tháng t.uổi ăn dặm mấy bữa” và gợi ý những món ăn dặm mà mẹ có thể tham khảo. Dù cho bé ăn dặm theo cách nào thì mẹ cũng nên ghi nhớ những nguyên tắc trên đây để có thể chăm con một cách an toàn và chuẩn nhất.

Hạ Vy

Theo khoe365

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *