Khó ngủ, mất ngủ… không chỉ làm cơ thể mệt mỏi và uể oải vào ban ngày mà còn tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe nguy hiểm.
Một số đồ uống dưới đây dùng trước khi đi ngủ có thể khắc phục tình trạng này, giúp ngủ ngon hơn…
1. Sữa ấm với nghệ
giúp ngủ ngon hơn
Uống sữa ấm trước khi đi ngủ không chỉ khắc phục tình trạng giấc ngủ thất thường, đồng thời có thể dần dần giúp điều trị chứng mất ngủ. Điều này là do sự hiện diện của một hợp chất gọi là tryptophan, một loại axit amin có thể thúc đẩy sự thư giãn trong sữa. Khi kết hợp với một chút nghệ có thể cải thiện chu kỳ giấc ngủ và đặc tính chống viêm của nghệ giúp tăng cường sức khỏe và tinh thần tổng thể.
Hướng dẫn: Đun nóng một cốc sữa và thêm một chút bột nghệ, có thể làm ngọt bằng mật ong nếu muốn, rồi uống.
2. Sữa ấm với Ashwagandha
Ashwagandha là một loại thảo dược lâu đời được biết đến với khả năng giảm căng thẳng, lo lắng và các triệu chứng trầm cảm. Uống hỗn hợp sữa và ashwagandha có thể giúp bạn dễ ngủ một cách tự nhiên. Điều này là do sự kết hợp các đặc tính thích ứng của ashwagandha kết hợp với tryptophan trong sữa, giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ.
Hướng dẫn: Ngâm rễ hoặc bột ashwagandha trong sữa ấm khoảng 10 phút. Lọc và uống trước khi đi ngủ.
Sữa ấm với nghệ cải thiện giấc ngủ và chữa chứng mất ngủ
3. Saffron và sữa hạnh nhân
Saffron là một loại thảo dược phổ biến, được biết đến với tác dụng cải thiện tâm trạng và thư giãn. Làm hỗn hợp sữa hạnh nhân và sợi nghệ tây là sự kết hợp hoàn hảo giữa magie và tryptophan, giúp khắc phục chứng mất ngủ.
Hướng dẫn: Ngâm một vài sợi nghệ tây trong sữa ấm. Trộn hạnh nhân với nước để làm sữa hạnh nhân, sau đó trộn với sữa ngâm nghệ tây. Làm ngọt bằng một chút mật ong nếu muốn.
4. Trà hoa cúc
Hoa cúc đã được sử dụng trong y học nhiều thế kỷ vì đặc tính chữa bệnh, làm dịu của nó. Cho dù bạn cần giúp dễ ngủ vào ban đêm, tăng cường hệ thống miễn dịch hay giảm căng thẳng, một tách trà hoa cúc có thể giúp ích.
Trà hoa cúc có tác dụng an thần nhẹ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn thức dậy với tinh thần sảng khoái vào hôm sau. Hoa cúc cũng đã được chứng minh là giúp cải thiện các vấn đề về chất lượng giấc ngủ liên quan đến trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
Để chuẩn bị trà thảo dược hoa cúc, bạn có thể cho vài hoa cúc (nguyên bông) vào trong nước sôi, hãm trong 5 phút rồi thưởng thức. Có thể thưởng thức riêng trà hoa cúc hoặc thêm một thìa mật ong để tăng thêm chút vị ngọt.
Trà hoa cúc có tác dụng an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
5. Nước ép anh đào chua
Quả anh đào chua rất giàu melatonin, loại hormone gây buồn ngủ mà cơ thể tạo ra một cách tự nhiên. Uống một cốc nước ép anh đào chua trước khi đi ngủ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
6. Trà nữ lang
Rễ cây nữ lang đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một loại t.huốc a.n t.hần và được sử dụng để giúp giảm cảm giác lo lắng, thúc đẩy sự bình tĩnh, giảm căng thẳng.
Loại thảo dược nữ lang hiện nay thường được sử dụng để giúp điều trị rối loạn giấc ngủ, đặc biệt đối với những người bị mất ngủ. Thông thường, nó được kết hợp với dầu chanh, hoa bia và các loại thảo mộc khác có thể gây buồn ngủ. Tuy nhiên không nên lạm dụng, vì cây nữ lang có thể gây nghiện.
7. Sinh tố chuối
Một lựa chọn hỗ trợ giấc ngủ bằng trái cây khác là sinh tố chuối, có thể làm khá dễ dàng trước khi đi ngủ và rất tuyệt vời để thúc đẩy giấc ngủ lành mạnh. Tất cả những gì bạn cần là xay một quả chuối nhỏ với một ít bơ hạnh nhân và sữa để có một ly sinh tố thơm ngon.
Đồ uống tốt này không chỉ giúp bạn chống lại cơn thèm ăn vặt lúc nửa đêm mà còn giúp thư giãn cơ bắp, giúp ngủ ngon hơn.
Dùng thuốc trị mất ngủ ở người cao t.uổi cần lưu ý gì?
Một số người bệnh phản ánh dù đã dùng thuốc gây ngủ nhưng vẫn không ngủ được.
Vậy tại sao dùng thuốc trị mất ngủ không mang lại hiệu quả như mong muốn? Cần lưu ý gì khi dùng thuốc trị mất ngủ?
1. Tại sao dùng thuốc trị mất ngủ vẫn không ngủ được?
TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền, Trưởng phòng Khám và Điều trị ngoại trú, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
Trên thực tế cho thấy, cùng một loại thuốc trị mất ngủ, có người uống vào ngủ được, nhưng cũng có người dù uống thuốc vẫn không ngủ được. Có người uống thuốc này không ngủ được, chuyển sang thuốc khác lại ngủ được.
Trao đổi về vấn đề này, TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền, Trưởng phòng Khám và Điều trị ngoại trú, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho tình trạng này. Thuốc khi đưa vào cơ thể qua đường uống sẽ trải qua các giai đoạn hấp thu, chuyển hóa thành chất phát huy tác dụng và sau đó thải trừ ra ngoài.
Bởi vậy, việc uống thuốc có tác dụng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của cơ thể gây ảnh hưởng đến các quá trình nói trên. Ví dụ, có thể kể đến như hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến giai đoạn hấp thu thuốc, hoạt động của các men chuyển hóa thuốc, dùng chung các thuốc kết hợp gây cảm ứng men chuyển hóa, các bệnh lý như bệnh gan, thận…
Các loại thuốc trị mất ngủ nếu phù hợp với người bệnh thường phát huy hiệu quả ngay trong ngày, có thể sau khi uống thuốc từ 30 phút đến 2 tiếng. Không phải chờ lâu như các thuốc chống trầm cảm.
Các loại thuốc trị mất ngủ nếu phù hợp với người bệnh thường phát huy hiệu quả ngay trong ngày, có thể sau khi uống thuốc từ 30 phút đến 2 tiếng.
2. Người cao t.uổi mắc bệnh mạn tính kèm theo có ảnh hưởng gì đến hiệu quả của thuốc không?
Theo TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền, người cao t.uổi thường mắc thêm các bệnh lý nền, chẳng hạn như đái tháo đường, tăng huyết áp… và phải sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc. Việc người bệnh phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây tương tác thuốc, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa – có thể làm nhanh hoặc chậm quá trình phát huy tác dụng của thuốc trị mất ngủ.
Ngoài ra, cũng có thể xảy ra trường hợp gây tăng độc tính hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc. Một số bệnh lý mạn tính ở người cao t.uổi cũng có thể làm nặng thêm tình trạng mất ngủ. Có thể kể đến như bệnh suy thận. Một trong những biến chứng của bệnh suy thận là gây mất ngủ.
Tâm lý lo lắng ở người cao t.uổi cũng là yếu tố cản trở giấc ngủ. Vì vậy, điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý nền cũng có thể cải thiện tình trạng mất ngủ, TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền khẳng định.
Việc người bệnh phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây tương tác thuốc, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa.
3. Một số lưu ý gì khi dùng thuốc trị mất ngủ đối với người cao t.uổi
TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền khuyến cáo, người cao t.uổi cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc. Cần trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị về tất cả thuốc đang sử dụng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn đến thời gian cũng như liều lượng dùng thuốc. Những nhóm thuốc gây ngủ nhưng làm giãn cơ như benzodiazepine không nên dùng cho người cao t.uổi có bệnh lý về hô hấp. Khi sử dụng cần thận trọng bởi thuốc có thể gây ngã ở người cao t.uổi, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, người bệnh đang sử dụng thuốc trị mất ngủ cần lưu ý:
– Không nên uống rượu khi đang sử dụng thuốc gây ngủ vì rượu có thể làm tăng tác dụng của thuốc dẫn đến liều độc. Nếu trường hợp cần phải uống thì chỉ nên uống từ 1 – 2 chén rượu hoặc tối đa 2 cốc bia và trước khi ngủ 6 giờ.
– Không nên ăn quá no đối với người bị mất ngủ và đang sử dụng thuốc. Ăn quá no ở bất kỳ thời điểm nào cũng đều gây bất lợi đến giấc ngủ vì khi đó lượng đường trong m.áu tăng cao, cơ thể thêm năng lượng sẽ gây ra tình trạng khó ngủ.
– Giữ tinh thần ở trạng thái thư thái, tránh căng thẳng.
– Đảm bảo không gian phòng ngủ thoải mái. Nếu sử dụng thuốc gây ngủ mà nằm trên một chiếc giường chật chội, lạ chỗ cũng có thể gây cản trở, khó ngủ. Vì vậy, cần chuẩn bị giường, nệm, gối phù hợp, không gian tối, yên tĩnh… để tạo sự thoái mái, dễ chịu, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ.