Co giật có thể xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 5 t.uổi khi bị sốt trên 38,9 độ C. Cha mẹ nên bình tĩnh xử lý và kiểm soát cơn co giật để ngăn ngừa thương tích cho trẻ.
Co giật do sốt có thể xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 5 t.uổi. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Co giật do sốt là một loại co giật có thể ảnh hưởng đến trẻ khỏe mạnh vào khoảng thời gian bé bị sốt. Co giật có thể liên quan đến việc cứng hoặc run một phần cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể.
Thông thường, ít cha mẹ nào giữ bình tĩnh, xử lý đúng cách khi trẻ bị sốt co giật.
Nguyên nhân gây sốt co giật
Cơn co giật do sốt xảy ra ở 3-4/100 t.rẻ e.m ở độ t.uổi từ 6 tháng đến 5 t.uổi, nhưng thường gặp nhất là 12-18 tháng t.uổi.
Co giật thường xảy ra trong vài giờ đầu tiên của cơn sốt. Mặc dù chúng thường gặp nhất khi trẻ bị sốt từ 38,9 độ C trở lên, co giật cũng có thể xảy ra (hiếm) ở nhiệt độ thấp hơn. Dưới 5% trẻ bị co giật do sốt có thể tái phát trong tương lai.
Co giật có thể xảy ra với bất kỳ nguyên nhân gây sốt nào, chẳng hạn cảm lạnh thông thường, cúm, n.hiễm t.rùng tai hoặc phát ban. Chúng cũng có thể xảy ra nếu con bạn mắc các bệnh liên quan nhiệt như say nắng.
Sốt co giật có xu hướng di truyền trong gia đình. Nguy cơ bị co giật kèm theo các cơn sốt khác tùy thuộc vào độ t.uổi và sự phát triển của trẻ.
T.rẻ e.m dưới 1 t.uổi vào thời điểm bị co giật lần đầu tiên có khoảng 50% khả năng bị thêm lần nữa. Ngược lại, trẻ khỏe mạnh trên 1 t.uổi vào thời điểm bị co giật do sốt lần đầu chỉ có 30% nguy cơ tái mắc lần hai.
Hầu hết t.rẻ e.m sẽ hết cơn co giật do sốt khi đến t.uổi đi học. Chỉ một số rất ít trẻ bị co giật do sốt sẽ phát triển thành bệnh động kinh, thường có các dấu hiệu sau:
T.iền sử gia đình mắc động kinh
Khuyết tật thần kinh (chẳng hạn như bại não)
Phát triển chậm
Co giật do sốt kéo dài (hơn 15 phút) hoặc xảy ra nhiều lần trong cùng một bệnh
Co giật thường chỉ xảy ra một lần ở trẻ trong bất kỳ bệnh nào gây sốt như cảm lạnh thông thường, cúm, n.hiễm t.rùng tai… Ảnh minh họa: Firstcry.
Sốt co giật có nguy hiểm không?
Dấu hiệu đầu tiên của cơn co giật là trẻ có thể trông kỳ lạ trong giây lát, sau đó cứng người, co giật và trợn mắt. Trẻ có thể không phản ứng trong một thời gian ngắn hoặc có những thay đổi về hơi thở hay màu da.
Sau cơn co giật, trẻ thường trở lại bình thường. Mỗi cơn thường kéo dài dưới 1-2 phút, nhưng cũng có thể dài hơn. Cơn co giật kéo dài hơn 5 phút thường là trường hợp cấp cứu y tế và cần được điều trị khẩn cấp.
Mặc dù co giật do sốt có thể rất đáng sợ, chúng thường vô hại với trẻ. Hầu hết cơn co giật do sốt đều diễn ra trong thời gian ngắn và không gây tổn thương não, các vấn đề về hệ thần kinh, tê liệt, thiểu năng trí tuệ hoặc t.ử v.ong.
Các cơn co giật kéo dài cần được điều trị bằng thuốc cấp cứu hoặc bằng các dịch vụ y tế khẩn cấp.
Cách xử lý
Khi trẻ có cơn co giật do sốt, phụ huynh hãy cố gắng giữ bình tĩnh và quan sát trẻ. Để giữ an toàn cho con bạn và ngăn ngừa thương tích do tai nạn khi lên cơn co giật, các bậc cha mẹ nên làm những điều sau:
Đặt trẻ trên bề mặt mềm, như giường
Ngăn ngừa nghẹt thở bằng cách đặt trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp
Đảm bảo trẻ vẫn thở dễ dàng
Không bao giờ đặt bất cứ thứ gì vào miệng trẻ khi trẻ bị co giật
Nhẹ nhàng làm sạch nước bọt hoặc các mảnh vụn khác khỏi miệng trẻ bằng vải mềm
Nhớ kỹ thời điểm cơn co giật bắt đầu và lưu ý xem nó kéo dài bao lâu
Thực hiện phương pháp bác sĩ chỉ định để ngăn chặn cơn co giật nếu tái phát. Gọi cấp cứu nếu cơn co giật không dừng lại trong vòng 3-5 phút hoặc trẻ không tỉnh lại hoàn toàn
Khi trẻ hoàn toàn tỉnh táo, hãy cho con uống thuốc (như acetaminophen, ibuprofen) để hạ sốt
Hầu hết cơn co giật do sốt đều kéo dài dưới 3 phút. Cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ nhi khoa để có thể tìm ra nguyên nhân gây sốt. Việc mô tả chính xác về cơn co giật của con bạn rất quan trọng để giúp bác sĩ nhi khoa đ.ánh giá.
“Đ.ứa t.rẻ nên được đ.ánh giá để loại trừ n.hiễm t.rùng như viêm màng não, cũng như các vấn đề về trao đổi chất như mất nước, nồng độ glucose hoặc natri thấp. Bất kỳ nguyên nhân cơ bản nào gây co giật đều phải được điều trị kịp thời”, tiến sĩ Ajay Gupta, nhà thần kinh học tại Cleveland Clinic khuyến cáo.
Đau đầu, mỏi cơ, người đàn ông bất ngờ phát hiện đầy sán trong cơ thể
Sau một tuần xuất hiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và mỏi nhức cơ đùi phải, người đàn ông đến bệnh viện khám thì phát hiện có nhiều sán trong cơ thể.
BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ, kết quả chụp X-quang cho thấy có nhiều sán nằm ở các cơ. Bệnh nhân này có sở thích ăn những món tái, sống như gỏi cá, rau sống và tiết canh. Ăn tái là con đường đưa các loại giun sán thâm nhập vào cơ thể người đàn ông này.
Trước đó, bệnh nhân đã có 3 đợt điều trị sán cơ và sán não.
Ăn gỏi, tái có thể khiến các loại giun sán thâm nhập vào cơ thể.
Theo BS Thiệu, khi ăn phải ấu trùng sán, chúng có thể di chuyển theo đường m.áu tới não, cơ và gây bệnh. Đặc biệt khi ấu trùng sán cư trú trong não (gặp ở 60 – 96% trường hợp), có thể dẫn đến các nhóm bệnh thần kinh như: Nhức đầu, động kinh, rối loạn tâm thần, rối loạn thị giác, suy nhược cơ thể – giảm trí nhớ, co giật cơ…
Cảnh báo về thói quen ăn đồ tái, sống, theo BS Thiệu cho biết, “nhiều bệnh nhân cho rằng tiết canh lợn, vịt, gà nhà nuôi là sạch nên vẫn vô tư ăn, mà không biết rằng chúng hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm sán và các mầm bệnh nguy hiểm khác như: tiêu chảy, tả, lị, liên cầu khuẩn. Bên cạnh đó, các loại rau sống, đặc biệt là những loại rau thủy sinh (rau cần, rau muống…) cũng có nguy cơ nhiễm loại giun, sán nguy hiểm cao”.
Để tránh nhiễm các loại giun sán, theo khuyến cáo của BS Thiệu, người dân cần giữ môi trường sống sạch sẽ; Ăn uống hợp vệ sinh; Không ăn thức ăn chưa nấu chín như gỏi cá, tiết canh…; Luôn rửa tay sạch với xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh; Hạn chế thả rông lợn, nếu nuôi lợn thì phải tuân thủ những quy trình xử lý phân, hay ngăn cách địa điểm nuôi với môi trường sống; Tẩy giun sán định kỳ.
“Cần đặc biệt lưu ý, khi thấy trong người có các biểu hiện như đau nhức đầu liên tục, chóng mặt, mất ngủ, người dân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị”, BS Thiệu nói.