Bị đau nhói trong đầu là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Đau đầu có nhiều dạng và nhiều nguyên nhân gây ra nhưng một số người thi thoảng thấy đau nhói ở đầu thì rất lo lắng vì không biết nguyên nhân tại sao và bệnh có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây đau nhói đầu

Đau nhói ở đầu là một trong các tình trạng đau đầu thường gặp hiện nay. Biểu hiện này thường gặp ở người trưởng thành, diễn ra thường xuyên và khó xác định nguyên nhân bệnh.

Tùy vào bệnh lý mà cơn đau đầu xuất phát bởi các nguyên nhân khác nhau. Có thể xuất phát từ căng thẳng trong công việc, thay đổi thời tiết hay bất thường trong dẫn truyền m.áu não.

– Do yếu tố tâm lý: căng thẳng, stress từ công việc hoặc các vấn đề cá nhân. Tâm lý bất ổn, rơi vào trạng thái thiếu tập trung, mệt mỏi hay tình trạng thay đổi nội tiết là vấn đề thường gặp của đau nhói đầu.

– Do tác động môi trường và chế độ sinh hoạt: Thay đổi môi trường sống, thay đổi thời tiết, chế độ sinh hoạt không hợp lý, thường xuyên mất ngủ cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.

Đau nhói đầu có thể do nhiều nguyên nhân

– Do các chấn thương: Các chấn thương do va chạm trước đó cũng có thể gây tổn hại đến các mô, cơ, dây thần kinh ở đầu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị triệt để sau chấn thương cũng mang đến biến chứng gây đau nhói đầu.

– Do các bệnh lý thần kinh, mạch m.áu não: Bên cạnh các nguyên nhân có tác động từ bên ngoài thì một số bệnh lý về tim mạch, thần kinh cũng có thể gây nên chứng đau nhói đầu. Hoặc xuất phát từ các tình trạng thiếu m.áu não, bất thường trong dẫn truyền m.áu.

Biểu hiện của cơn đau cảnh báo nguy hiểm

Tình trạng đau nhói vùng đầu ở mỗi người sẽ có biểu hiện khác nhau, với nhiều nguyên nhân từ các tác động trong sinh hoạt hằng ngày hoặc bệnh lý. Được biểu hiện như:

Đau một bên đầu

Đau đầu kéo dài, theo từng cơn

Đau nhói theo cơn, có cảm giác dây thần kinh giật giật dưới da

Đau nhức khi nhai nuốt thức ăn

Đau vùng thái dương lan rộng mang tai ra sau gáy

Cơn đau xuất hiện thường xuyên liên tục trong nhiều ngày

Khi xuất hiện cơn đau đầu không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường cần đến bác sĩ để được thăm khám.

Các biểu hiện của bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Tình trạng kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, giảm hiệu quả làm việc do thiếu tập trung.

Bệnh có nguy hiểm?

Với những cơn đau nhói đầu, dữ dội từng cơn, cơn đau kéo dài trong vài phút hoặc đau âm ỉ có thể là bệnh lý nguy hiểm ở não. Tình trạng có thể đến từ các nguyên nhân như phình vỡ động mạch, dị dạng mạch m.áu não hoặc chèn ép bởi các khối u não. Ngoài ra, thiếu m.áu não cũng có thể gây nên đau nhói đầu kèm theo các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, khó thăng bằng, loạng choạng dễ té ngã.

Các cơn đau đầu có thể đến từ u não hay các biến chứng mạch m.áu não. Các tình huống trên đều là các bệnh nguy hiểm cần được phát hiện và xử trí kịp thời tránh nguy hiểm đến tính mạng và để lại di chứng. Nếu gặp các cơn đau dữ dội, không kiểm soát, hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Lời khuyên của bác sĩ

Khi có triệu chứng bệnh có thể uống thuốc giảm đau thông thường, tuy nhiên nếu không đỡ hoặc thường xuyên mắc thì người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán sớm.

Để xác định, bác sĩ có thể yêu cầu hoặc đề nghị thực hiện các chẩn đoán hình ảnh như MRI, CT để tầm soát bệnh.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị theo mách bảo để tránh chữa sai bệnh gây nên các hệ lụy không đáng có.

Tóm lại: Đau đầu là bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Ngoài việc xác định cụ thể bệnh lý bởi bác sĩ chuyên môn, người bệnh cần thực hiện điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày để phòng và điều trị giảm bớt bệnh.

Trong đó chú ý cần nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giờ, đúng giấc, hạn chế thức khuya. Để tinh thần thư giãn, thoải mái, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi. Chế độ dinh dưỡng hợp lý với việc tăng cường rau củ quả, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Uống đủ nước 2 lít/ngày. Hạn chế các loại thực phẩm và thức uống như đồ cay nóng, rượu bia, các chất caffeine. Không hút t.huốc l.á.

Loại rau quả có thể ngừa táo bón

Khẩu phần ăn giàu chất xơ, điển hình là các loại rau, củ có tác dụng hiệu quả trong cải thiện táo bón.

ThS.BS Nguyễn Ngọc Đan, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn chia sẻ trên Báo Sức khỏe và đời sống rằng, có nhiều nguyên nhân gây bệnh táo bón, trong đó táo bón chức năng là dạng thường gặp nhất.

Nguyên nhân chính gây táo bón chức năng là do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý như ít vận động, uống không đủ nước, ăn thiếu chất xơ.

Để điều trị hiệu quả táo bón, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tăng cường vận động thì người bệnh cần có chế độ ăn phù hợp cân đối, cung cấp đủ nước, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ.

Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong cac loại thực phẩm này vừa tăng cường hoạt động của nhu động ruột, vừa giúp làm mềm phân. Nhờ đó có thể khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón, giúp người bệnh đại tiện dễ dàng hơn.

Dưới đây là một số loại rau quả có thể ngừa táo bón:

Rau mồng tơi có nhiều chất nhầy, nhiều nước giúp trị táo bón.

Mồng tơi

Rau mồng tơi là loại rau quen thuộc, thường xuất hiện phổ biến trong bữa cơm hàng ngày của người Việt. Rau sở hữu hàm lượng dinh dưỡng chứa vitamin C, A, PP, B1, B2, B12, B9, pectin; saponin; polysaccharide; tinh bột; protein; chất béo, khoáng chất (canxi, sắt,…) và giàu chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả.

Rau mồng tơi nhiều chất nhầy, nhiều nước giúp làm mềm phân và tăng nhu động ruột, từ đó người bị táo bón có thể đi đại tiện dễ hơn. Mồng tơi thường được chế biến trong các món canh cua, tôm khô hoặc rau mồng tơi xào tỏi, xào bò.

Đậu bắp

Đậu bắp là loại rau giàu chất xơ, bên cạnh đó chúng còn chứa collagen và mucopolysacarit. Đây là các hoạt chất tạo độ nhầy trong đậu bắp, tác dụng tạo môi trường để lợi khuẩn phát triển.

Nhờ đó, thường xuyên sử dụng đậu bắp giúp làm mềm phân, bôi trơn ruột giúp cải thiện triệu chứng táo bón, đồng thời tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa. Các món ăn thường chế biến từ đậu bắp như luộc chấm các món kho, nấu canh, đậu bắp nướng, đậu bắp xào bò.

Rau đay nấu canh ăn có thể hỗ trợ điều trị táo bón.

Rau đay

Rau đay là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, giúp giải độc, làm mát cơ thể. Vì vậy, thường dùng tốt cho người kém ăn, chán ăn, khó tiêu, táo bón.

Rau đay chứa nhiều sắt, chất xơ, canxi. Rau đay cũng chứa nhiều nước và chất nhầy, tác dụng bôi trơn, làm mềm phân, làm tăng lưu chuyển ruột, giúp tống đẩy phân ra ngoài dễ dàng.

Cách sử dụng rau đay rất đơn giản bằng cách nấu canh rau đay suông hoặc nấu rau đay với cua đồng vừa giúp dễ tiêu, chống táo bón, vừa cung cấp thêm canxi cho cơ thể.

Rau dền

Rau dền là loại rau mùa hè, tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Ngoài ra, rau dền có chứa hàm lượng chất xơ cao giúp phòng và cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón.

Rau dền có nhiều loại như dền cơm, dền gai, dền trắng. Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, đặc điểm là thân mọng nước, nấu chóng nhừ, nấu canh ăn ngon. Rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng.

Ăn rau dền đỏ luộc trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn kèm với cơm. Hoặc dùng rau dền đỏ nấu canh ăn cũng rất hiệu quả với các trường hợp bị táo bón.

Khoai lang cũng là món ăn tốt cho người táo bón.

Khoai lang

Khoai lang rất giàu vitamin A, C, D, E, K, B6 cùng các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Khoai lang cũng giàu chất xơ và khá nhiều protein thực vật.

Ngoài việc cung cấp hàm lượng dinh dưỡng, là nguồn năng lượng tốt cho cơ thể, khoai lang còn được sử dụng phổ biến cho người bị táo bón vì nó có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Khoai lang chứa nhiều chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, thúc đẩy qua trình tống chất thải ra khỏi đường tiêu hóa. Chất xơ trong khoai lang còn tạo môi trường để vi khuẩn có lợi trong ruột kết phát triển và giữ cho các tế bào niêm mạc ruột luôn khỏe mạnh.

Bí ngô

Bí ngô là một nguồn chất xơ tốt giúp cơ thể cảm thấy no, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa lành mạnh, giúp điều hòa nhu động ruột, phòng ngừa táo bón.

Hàm lượng chất xơ trong bí ngô làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate, gồm cả đường tự nhiên. Từ đó còn giúp cơ thể cân bằng tốt hơn lượng đường trong m.áu.

Do chứa tới 90% là nước nên bí ngô hỗ trợ cho nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Từ đó sẽ kích thích hoạt động tiêu hóa, làm giảm nguy cơ chướng bụng, đầy hơi hay táo bón.

Bí ngô thường được sử dụng để nấu canh ăn hay nấu chè bí ngô kết hợp với đậu xanh cũng rất tốt cho người bị táo bón do đậu xanh cũng là thực phẩm có tính mát và giàu chất xơ giúp duy trì hệ thống tiêu hóa luôn ổn định, tốt cho sức khỏe đường ruột.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *