Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để đảm bảo giá trị dinh dưỡng

Trong dịp Tết Nguyên đán, hầu hết nhà nào cũng dự trữ khá nhiều thức ăn. Vì vậy, chiếc tủ lạnh như một thứ ‘bảo bối’ giúp bảo quản thực phẩm tươi ngon và an toàn cần đúng cách.

Các loại thực phẩm cần được bảo quản đúng cách để giữ được giá trị dinh dưỡng. (Ảnh: TTXVN/Vietnam )

Bảo quản thực phẩm đúng cách là chìa khóa để đảm bảo an toàn và duy trì giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Bảo quản thực phẩm đúng cách kéo dài thời hạn sử dụng lâu hơn, tiết kiệm và giảm lãng phí thực phẩm.

Trong dịp Tết Nguyên đán, hầu hết nhà nào cũng dự trữ khá nhiều thức ăn. Vì vậy, chiếc tủ lạnh như một thứ “bảo bối” giúp bảo quản thực phẩm tươi ngon và an toàn. Tuy nhiên, nếu không bảo quản đúng cách, thực phẩm trong tủ lạnh có thể bị hư hỏng, mất chất dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc thực phẩm.

Tiến sỹ Nguyễn Quốc Anh – Phó trưởng khoa Vi sinh thực phẩm & Sinh học phân tử ( Viện Dinh dưỡng Quốc gia) chỉ ra một số cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, đảm bảo an toàn và giá trị dinh dưỡng.

Duy trì nhiệt độ và thời gian bảo quản thực phẩm phù hợp

Tiến sỹ Nguyễn Quốc Anh cho hay ngăn mát tủ lạnh nên được giữ ở 4C, đây là nhiệt độ lý tưởng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giúp thực phẩm giữ được độ tươi ngon và chất dinh dưỡng. Bạn nên kiểm tra nhiệt độ ngăn mát thường xuyên bằng nhiệt kế để đảm bảo tủ lạnh đang hoạt động đúng cách.

Để thực phẩm trong ngăn mát được bảo quản tốt nhất, nên tránh cất, lưu trữ quá nhiều đồ trong tủ lạnh và để khoảng trống giữa các vật dụng. Điều này sẽ giúp không khí lưu thông, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và giữ cho tủ lạnh hoạt động hiệu quả.

Ngăn đông tủ lạnh nên được đặt ở nhiệt độ từ -18 đến -20 độ C. Đây là nhiệt độ lý tưởng để đông lạnh thực phẩm, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và giữ cho thực phẩm giữ được hương vị, độ tươi ngon và chất dinh dưỡng trong thời gian dài.

Thức ăn được đóng trong các hộp để bảo quản trong tủ lạnh. (Ảnh: TTXVN/Vietnam )

Phân loại thực phẩm để bảo quản

Phân loại thực phẩm là một trong những bước quan trọng nhất trong việc bảo quản thực phẩm. Việc phân loại thực phẩm đúng cách giúp ngăn ngừa lây nhiễm chéo, hạn chế thực phẩm hư hỏng, mất dưỡng chất và kích thích quá trình chín của trái cây trong tủ lạnh.

Lợi ích của việc phân loại thực phẩm trong tủ lạnh bao gồm:

Tránh lây nhiễm chéo: Thực phẩm tươi sống có thể chứa vi khuẩn gây hại. Nếu không được phân loại, vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống có thể lây lan sang các loại thực phẩm khác, gây ngộ độc thực phẩm.

Hạn chế thực phẩm hư hỏng, mất dưỡng chất: Mỗi loại thực phẩm có nhu cầu bảo quản khác nhau. Việc phân loại thực phẩm giúp bảo quản thực phẩm đúng cách, giúp thực phẩm giữ được lâu và không bị mất chất dinh dưỡng.

Giảm kích thích quá trình chín của trái cây: Một số loại trái cây chín có thể sản sinh ra khí ethylene, kích thích các loại trái cây còn xanh chín nhanh hơn. Việc phân loại trái cây giúp kiểm soát quá trình chín của trái cây, tránh lãng phí thực phẩm.

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ đông

Bảo quản thực phẩm trong tủ đông là một phương pháp bảo quản thực phẩm hiệu quả và an toàn. Tủ đông có thể bảo quản nhiều loại thực phẩm, từ thịt, cá, rau củ, nước hầm xương đến các loại thực phẩm chế biến sẵn. Bảo quản thực phẩm trong tủ đông giúp tiết kiệm thời gian đi chợ và chuẩn bị nấu ăn, đồng thời giảm thiểu lãng phí thực phẩm. Tuy nhiên để bảo đảm an toàn và duy trì giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, việc bảo quản thực phẩm trong tủ đông nên tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây.

Không để thực phẩm chắn lỗ thông hơi của tủ lạnh

Đảm bảo việc lưu trữ trong ngăn đông không vượt quá công suất sử dụng của thiết bị, các lỗ thông hơi không bị bịt kín, đóng đá. Lỗ thông hơi của tủ đông giúp lưu thông không khí, đảm bảo nhiệt độ trong tủ được đồng đều. Nếu thực phẩm chắn lỗ thông hơi, tủ sẽ bị quá tải, giảm hiệu năng và tiêu tốn nhiều điện năng, và ảnh hưởng đến độ an toàn và chất lượng thực phẩm được bảo quản.

Thực phẩm bảo quản trong tủ đông phải được bao gói

Khi thực phẩm không được đóng gói tiếp xúc với không khí lạnh dưới 0C, nước trong thực phẩm sẽ bắt đầu quá trình thăng hoa và hình thành các tinh thể băng trên bề mặt thực phẩm. Các tinh thể băng này sẽ hút lấy độ ẩm từ thực phẩm, dẫn đến việc thực phẩm bị mất nước, khiến trở nên khô, cứng, thay đổi màu sắc và còn có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Do đó khi bảo quản các thực phẩm trong ngăn đá được lâu hơn, nên bọc tất cả thực phẩm trong bao bì phù hợp dành cho tủ đông giúp thực phẩm ngăn ngừa tình trạng mất độ ẩm.

Ngăn đông tủ lạnh nên được đặt ở nhiệt độ từ -18 đến -20 độ C. (Ảnh: TTXVN/Vietnam )

Ghi nhãn cho các thực phẩm bảo quản

Tương tự như bảo quản thực phẩm trong ngăn mát, ghi nhãn cho mọi thực phẩm trong tủ đông sẽ giúp dễ dàng tìm kiếm khi có nhu cầu sử dụng. Nên ghi rõ tên thực phẩm, ngày đóng băng và ngày hết hạn.

Rã đông an toàn

Rã đông thịt một cách an toàn sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Rã đông có thể tiến hành trong ngăn mát tủ lạnh, bằng lò vi sóng hoặc lò nướng. Nên rã đông thịt trong tủ lạnh, trên một đĩa hoặc khay có viền để đảm bảo chất lượng của thực phẩm được duy trì tốt nhất. Thời gian rã đông sẽ tùy thuộc vào kích thước của loại thực phẩm. Tuy nhiên, không nên rã đông những bằng cách để ngoài nhiệt độ phòng trong thời gian dài, vì có thể tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật phát triển trong quá trình rã đông.

Tránh việc lặp lại làm đông các thực phẩm đã được r ã đông

Làm lạnh thực phẩm đã rã đông nhiều lần có thể khiến thực phẩm mất chất dinh dưỡng, hương vị và thậm chí là bị nhiễm khuẩn. Để tránh tình trạng này, nên cắt/chặt thực phẩm thành các phần vừa đủ cho mỗi lần chế biến. Điều này sẽ giúp sử dụng hết thực phẩm trong một lần rã đông, tránh phải làm lạnh thực phẩm đã rã đông./.

Ăn trứng thế nào mới đúng cách?

Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nếu ăn quá nhiều hoặc ăn không đúng cách sẽ ảnh hưởng sức khỏe, vậy ăn trứng thế nào mới đúng cách?

Theo Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trứng là thức ăn quen thuộc và giàu chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại có lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả t.rẻ e.m và người lớn.

Với trẻ nhỏ trên 6 – 7 tháng t.uổi, mỗi lần 1/4 lòng đỏ trứng gà vào xoong bột và 3 lần/tuần, trẻ từ 8 – 9 tháng t.uổi, mỗi bữa có thể cho ăn lòng đỏ trứng gà, hoặc 2 quả trứng chim cút, trẻ từ 10 – 12 tháng t.uổi ăn 1 lòng đỏ trứng gà/bữa/ tuần

Với người lớn, một tuần chỉ nên ăn 3 quả trứng. Người bị cao huyết áp hoặc cholesterol cao trong m.áu vẫn có thể ăn trứng, vì nó không làm tăng huyết áp và cholesterol m.áu. Tuy nhiên, với những người cao huyết áp và mỡ trong m.áu cao, một tuần chỉ nên ăn 2 quả trứng.

Ăn trứng thế nào mới đúng cách là băn khoăn của nhiều người. (Ảnh minh họa)

Theo chuyên gia dinh dưỡng, trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, gồm đủ các thành phần: chất đạm, chất béo, canxi, sắt, kẽm, selen, vitamin B12, vitamin D, các acid béo no, acid béo không no một nối đôi và nhiều nối đôi, cholesterol. Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng rất phù hợp và cân đối.

Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam trứng gà toàn phần như sau: 14,8 g chất đạm, 11,6 g chất béo, 55 mg can xi, 270 mg sắt, 47 g folat, 210 mg phospho, 1.29 g vitamin B12, 700 g vitaminA, acid béo nhiều nối đôi 1,36 g, cholesterol 470 mg, cùng nhiều chất khoáng, acid béo no và không no khác.

Trứng còn tươi, mới có hai phần với danh giới rõ dàng giữa lòng đỏ và lòng trắng, trứng để lâu thì danh giới đó bị xáo trộn.

Lòng đỏ trứng gà có giá trị dinh dưỡng rất cao, trong 100 gam có protein 13,6 gam, lipid 29,8 gam, 134 mg can xi, sắt 7,0 mg, kẽm 3,7 mg, folat 146 mg, vitamin A 960 g, cholesterol 2000mg và có rất nhiều các vitamin và khoáng chất khác, cũng như acid béo 1 nối đôi và nhiều nối.

Thành phần của lòng trắng có ít chất dinh dưỡng hơn, trong 100 gam gồm 10,3 gam protein, canxi 19 mg. Chất đạm của trứng là nguồn cung cấp rất tốt các acid amin cần thiết có vai trò quan trọng cho cơ thể, đặc biệt cần cho sự phát triển cả về cân nặng và chiều cao của trẻ.

Trứng có nguồn chất béo rất quí, đó là Lecithin. Lecithin thường có ít ở các thực phẩm khác (trừ đậu nành). Lecithin giúp giảm cholesterol, tăng HDL cholesterol (cholesterol tốt) và làm giảm LDL cholesterol (cholesterol xấu) hiện hữu trong cơ thể con người. Tác dụng này được cho là do các thành phần chất béo không bão hòa đa có trong lecithin.

Ngoài ra, Lecithin giúp giảm cân, giúp phá vỡ và phân tán mỡ trong thức ăn và trong m.áu thành những phân tử nhỏ hơn. Khi đó, cơ thể sẽ sử dụng lượng mỡ đã được phân chia nhỏ này để làm nguồn nhiên liệu cung cấp năng lượng cho cơ thể hơn là dự trữ trong các mô tế bào. Từ đó, giúp cơ thể giảm cân tốt hơn.

Mặc dù trứng chứa lượng cholesterol đáng kể (470 mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng lại có tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol, do vậy Lecithin sẽ có vai trò điều hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.

Lòng đỏ và lòng trắng trứng có độ đồng hóa khác nhau. Với lòng đỏ, do độ nhũ tương và các thành phần dinh dưỡng phân tán đều nên ăn sống hoặc chín đều rất dễ đồng hóa, hấp thu. Ăn lòng trắng trứng dễ gây khó tiêu và đồng hóa kém.

Theo Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến, có thể áp dụng các biện pháp sau để chọn trứng chất lượng tốt.

– Soi trên nguồn ánh sáng: Nắm quả trứng trong lòng bàn tay, chỉ hở hai đầu trứng, mắt nhìn vào đầu trứng, đầu kia soi lên một nguồn ánh sáng (ánh sáng mặt trời hoặc sáng điện).

Quan sát phần bên trong của trứng có vết m.áu, ký sinh trùng, giun sán hay vật gì lạ không. Trứng soi có màu hồng, trong suốt với một chấm hồng, túi khí có đường kính

– Thả vào dung dịch nước muối 10%: Khi thả vào dung dịch trứng chìm xuống đáy nghĩa là trứng mới đẻ trong ngày. Trứng lơ lửng trong dung dịch có nghĩa là trứng 3 -5 ngày. Nếu trứng nổi trên mặt dung dịch thì trứng đã quá 5 ngày.

– Phương pháp lắc trứng: cầm quả trứng giữa hai ngón tay trỏ và ngón tay cái, khẽ lắc. Trứng mới lắc không kêu, trứng càng để lâu lắc càng kêu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *