Biến đổi khí hậu làm gia tăng sự lây truyền các bệnh truyền nhiễm

Biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động đến sự lây truyền của nhiều bệnh truyền nhiễm ở các khu vực bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam.

Ngành Y tế cần có chiến lược thích ứng hiệu quả bao gồm hệ thống dự báo bệnh tật và chuẩn bị sẵn nguồn lực để ứng phó.

BĐKH là một trong những mối đe dọa sức khỏe toàn cầu quan trọng nhất trong thế kỷ, đặc biệt là nhiệt độ ngày càng tăng, thay đổi lượng mưa, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thay đổi hệ sinh thái véc tơ, tác động đến sự lây truyền của nhiều bệnh truyền nhiễm nhạy cảm với khí hậu. Châu Á là lục địa đông dân nhất, phát triển nhanh chóng và đa dạng nhất thế giới; đồng thời, đang phải hứng chịu những tác động của BĐKH, trong đó có Việt Nam.

BĐKH LÀM GIA TĂNG CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Hơn một nửa số bệnh được biết đến ở người do mầm bệnh gây ra được dự đoán sẽ trở nên trầm trọng hơn do BĐKH vì làm gia tăng sự lây lan từ động vật sang người do sự tương tác giữa động vật có vú, vi rút mới và sự lây truyền giữa các loài có thể gây ra đại dịch tiếp theo.

Nhiệt độ tăng làm tăng thời gian truyền bệnh của nhiều bệnh do véc tơ truyền. Lượng mưa không đều ảnh hưởng đến sự lan truyền, phát tán và phân bố mầm bệnh, hành vi của con người và hệ sinh thái véc tơ, do đó có thể tăng cường khả năng lây truyền bệnh.

Lượng mưa cũng ảnh hưởng đến các địa điểm sinh sản của véc tơ/ấu trùng, nhưng có thể ảnh hưởng đến sự lây truyền trong môi trường đô thị như ở Singapore, nơi muỗi sinh sản trong nhà, đặc biệt là ở các khu nhà ở thấp tầng và xung quanh hành lang trong các khu chung cư.

Nhìn chung, BĐKH có khả năng làm trầm trọng thêm rủi ro và đặt ra những thách thức đáng kể cho việc kiểm soát dịch bệnh và lập kế hoạch y tế công cộng cho các bệnh do véc tơ truyền như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản, vi rút Zika, vi rút Chikungunya và Rickettsia. Các bệnh lây truyền qua thực phẩm và nước do vi khuẩn Vibrio, Shigella, Salmonella, Campylobacter và Escherichia coli. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự đoán BĐKH sẽ gây ra thêm 48.000 ca t.ử v.ong vào năm 2030 và 33.000 ca t.ử v.ong vào năm 2050 do bệnh tiêu chảy ở t.rẻ e.m dưới 15 t.uổi ngay cả sau khi xem xét những cải thiện về sức khỏe t.rẻ e.m.

Các bệnh lây truyền qua nước cũng gia tăng bao gồm các bệnh lây truyền qua tiếp xúc, nuốt phải, hít phải và xâm nhập qua da, chẳng hạn như bệnh Leptospirosis, sốt thương hàn, bệnh Melioidosis và bệnh sán máng.

Các bệnh truyền nhiễm đáng chú ý khác như bệnh lao mắc cao nhất ở Đông Nam Á, chiếm 44% gánh nặng toàn cầu. BĐKH cũng làm tăng khả năng nhiễm bệnh lao do tăng tỷ lệ mắc các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn như suy dinh dưỡng, nghèo đói và ô nhiễm không khí trong nhà, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Bệnh tay chân miệng, phần lớn là bệnh ở t.rẻ e.m, thường do Enterovirus A71 ở người, Coxsackievirus 10 và 16 gây ra. Nhiều quốc gia châu Á báo cáo số lượng bệnh tay chân miệng ngày càng tăng, bao gồm cả Singapore, nơi số ca bệnh tay chân miệng hằng năm đã tăng lên do điều kiện ấm hơn và ẩm ướt được cho là tạo môi trường thích hợp hơn cho Enterovirus sinh sôi trong thức ăn, nước uống và tồn tại trong môi trường.

CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO DO BĐKH

Cần hợp tác chiến lược liên ngành ở cấp quốc gia và toàn cầu để ngành Y tế thực hiện các biện pháp thích ứng và giảm thiểu, bao gồm cả trách nhiệm về phát thải khí nhà kính của chính mình.

Chủ động xây dựng chính sách nhằm giải quyết các tác động sức khỏe của BĐKH; đồng thời, tạo điều kiện và ủng hộ việc xây dựng các hệ thống y tế chống chịu khí hậu, trong đó việc giảm phát thải khí nhà kính và hành động về khí hậu được dự kiến sẽ mang lại lợi ích kinh tế.

Ngành Y tế cần phải tăng cường các chiến lược thích ứng để xử lý các bệnh dịch đặc hữu và mới nổi nhạy cảm với khí hậu, bao gồm các hệ thống dự báo bệnh tật và chuẩn bị y tế công cộng mạnh mẽ.

Nguyên nhân khiến bệnh truyền nhiễm bùng phát

Sự mất đa dạng sinh học là nguyên nhân môi trường lớn nhất gây ra các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm.

Các bệnh truyền nhiễm mới đang gia tăng và thường bắt nguồn từ động vật hoang dã. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho thấy, trong số những tác động đang phá hủy hệ sinh thái toàn cầu, sự biến mất của các loài dẫn đến mất đa dạng sinh học – nguyên nhân lớn nhất làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, kéo theo biến đổi khí hậu và sự du nhập của các loài không bản địa.

Các chuyên gia đã phân tích gần 1.000 nghiên cứu về nguyên nhân môi trường gây bệnh truyền nhiễm trên toàn bộ các châu lục, ngoại trừ Nam Cực và đ.ánh giá mức độ nghiêm trọng, cũng như tỷ lệ mắc bệnh ở vật chủ là thực vật, động vật hoặc con người.

Mất đa dạng sinh học khiến các bệnh truyền nhiễm bùng phát. Ảnh: Getty Images.

Phân tích tập trung vào 5 yếu tố, bao gồm: Mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, ô nhiễm hóa chất, các loài phi bản địa và mất môi trường sống. Kết quả cho thấy, ngoại trừ tình trạng mất môi trường sống, 4 yếu tố còn lại đều khiến bệnh truyền nhiễm gia tăng.

Theo The Guardian, thay đổi môi trường sống làm giảm rủi ro bùng phát bệnh truyền nhiễm khi con người có xu hướng tìm đến một loại môi trường sống cụ thể như thành phố. Các khu vực thành thị cũng ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn, một phần do hệ thống y tế và vệ sinh công cộng được bảo đảm, trong khi số lượng động vật hoang dã cũng ít hơn.

Những lo ngại về bệnh lây truyền từ động vật đã gia tăng kể từ đại dịch toàn cầu Covid-19, với nhiều căn bệnh đáng báo động như cúm lợn hay cúm gia cầm. 3/4 số bệnh mới nổi ở người đều lây lan từ động vật sang người.

Cho rằng kế hoạch giảm khí thải, ngăn mất đa dạng sinh học và ứng phó với các loài xâm lấn đều có thể giúp giảm gánh nặng bệnh tật, các nhà nghiên cứu kỳ vọng những phân tích sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nỗ lực kiểm soát, giảm thiểu và giám sát dịch bệnh trên toàn cầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *