Thoái hóa khớp (còn gọi là hư khớp) là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học gây tổn thương toàn bộ các thành phần của khớp, trong đó chủ yếu là sụn khớp, kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng và cơ quanh khớp, màng hoạt dịch.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp có 2 nguyên nhân chính là nguyên phát và thứ phát.
Nguyên nhân nguyên phát
Thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến độ t.uổi. Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo t.uổi tác, điều này là hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn giảm dẫn đến việc sụn khớp bắt đầu thoái hóa. Vận động trong thời gian dài khiến phần sụn này bị tổn thương, gây nên tình trạng nứt, bong thậm chí là tiêu biến sụn, gia tăng ma sát giữ khớp gây nên đau và thoái hóa.
Thoái hóa khớp (còn gọi là hư khớp) là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học gây tổn thương toàn bộ các thành phần của khớp. Ảnh minh họa
Nguyên nhân thứ phát
Di truyền: Tình trạng này xảy ra ở một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn.
Béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống..
Bị chấn thương: Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình trạng viêm khớp thoái hóa.
Sử dụng khớp quá nhiều với tần suất cao.
Mắc các bệnh xương khớp khác.
Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Ngoài ra, một số tình trạng hiếm gặp, chẳng hạn như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, làm tăng cơ hội phát triển bệnh.
Các yếu tố khiến khớp dễ bị thoái hóa
T.uổi tác
Những người cao t.uổi, đặc biệt ở lứa t.uổi trên 75 thì 90% dân số có tổn thương thoái hóa khớp. Bởi khi t.uổi cao, cơ thể giảm khả năng sửa chữa sụn khớp bị hư hỏng sau một thời gian dài sử dụng trong cuộc đời. Ngoài ra, sự thay đổi lối sinh hoạt hay vóc dáng cơ thể không còn cân đối như hồi còn trẻ khiến cho sức cơ giảm sút, gây giảm khả năng bảo vệ khớp cùng như tăng gánh nặng lên khớp khiến khớp hư hỏng nhanh hơn.
Giới tính
Trước 55 t.uổi thì tỉ lệ thoái hóa khớp giữa nam và nữ là như nhau, nhưng sau t.uổi này đặc biệt sau t.uổi mãn kinh thì nữ có xu hướng bị thoái hóa khớp gấp 2 lần nam giới. Do sau t.uổi này, nồng độ hormon s.inh d.ục nữ là oestrogen suy giảm gây tăng các triệu chứng của thoái hóa khớp.
Thừa cân béo phì
Các nghiên cứu cho thấy những người thừa cân hoặc béo phì có khả năng bị thoái hóa khớp gấp 3 lần người có cân nặng bình thường. Bởi vì, khi cơ thể thừa cân, các khớp phải gánh số cân nặng ấy liên tục, đặc biệt là khớp gối, khớp háng. Ngoài ra, các yếu tố rối loạn chuyển hóa liên quan đến thừa cân hay béo phì cũng thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
Di truyền
Thoái hóa khớp không phải là bệnh di truyền, nhưng nếu gia đình bạn có bố mẹ, anh chị em ruột bị bệnh thì khả năng bạn bị bệnh này sẽ cao hơn người không có t.iền sử gia đình mắc bệnh, đặc biệt là thoái hóa khớp bàn tay và khớp háng.
Thiếu vitamin
Khi sụn khớp bị tổn thương trong thoái hóa khớp, cơ thể sẽ sản sinh ra các gốc tự do. Các vitamin C, D, E được coi là có khả năng trung hòa các gốc tự do này, giúp ngăn ngừa sự tiến triển của thoái hóa khớp. Ngoài ra, vitamin D còn có vai trò trong chuyển hóa xương, tăng chuyển hóa vùng đầu xương cạnh khớp giúp hấp thu lực tác động lên khớp. Vitamin D cũng giúp cải tạo sụn khớp và cơ cạnh khớp, từ đó ổn định cấu trúc khớp. Do vậy, người có chế độ dinh dưỡng thiếu các vitamin C, D, E có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn những người có đủ các vitamin này trong cơ thể.
Chấn thương khớp
Nếu bạn không may bị chấn thương một khớp nào đó, khả năng bạn sẽ bị thoái hóa khớp đó nhiều về sau này. Một số nghề nghiệp đặc biệt như cầu thủ đá bóng, cầu thủ bóng bầu dục là những người dễ bị chấn thương khớp thì nguy cơ thoái hóa các khớp chấn thương sẽ cao hơn, cho dù đã được phẫu thuật để sữa chữa tổn thương.
Nghề nghiệp
Một số nghề nghiệp, công việc hay thói quen sử dụng liên tục một vài khớp nào đó lâu dài khiến cho các khớp này bị quá tải hay vì chấn thương dẫn đến nguy cơ thoái hóa cao hơn. Ví dụ, những người thường xuyên ngồi xếp bằng hay quỳ gối để tụng kinh có khả năng cao bị thoái hóa khớp gối. Những nghề nghiệp cần đứng lâu như giáo viên hay những người thường xuyên nâng vật nặng có nguy cơ thoái hóa khớp háng cao.
Hình dáng bất thường của khớp và xương
Những người có hình dạng khớp hay cấu trúc khớp bất thường có thể tăng nguy cơ thoái hóa khớp đó do việc phân bố áp lực lên các phần khác nhau của khớp không được đồng đều. Những người chân không thẳng (dạng chữ O hay chữ X) có khả năng thoái hóa khớp gối cao do áp lực cơ thể phân bổ không đều lên bề mặt khớp khiến phần chịu nhiều áp lực nhanh bị hư hỏng hơn phần khác.
Tập thể dục thường xuyên giúp bạn vận động, xây dựng cơ bắp và tăng cường sức mạnh cho các khớp thường giúp cải thiện các triệu chứng. Ảnh minh họa
Lời khuyên của bác sĩ
Để phòng ngừa thoái hóa khớp, bạn cần thực hiện:
Điều chỉnh các yếu tố có thể thay đổi được bằng cách thay đổi lối sống, thói quen, công việc…
Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lí.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin, tăng sức bền hệ thống cơ, dây chằng..
Tập thể dục thường xuyên giúp bạn vận động, xây dựng cơ bắp và tăng cường sức mạnh cho các khớp thường giúp cải thiện các triệu chứng.
Chườm nóng hoặc lạnh lên khớp có thể làm giảm cơn đau và các triệu chứng của viêm xương khớp ở một số người. Bạn có thể tự chuẩn bị với một chai nước hoặc túi chườm nóng lạnh và chườm trực tiếp lên vùng bị đau.
Thăm khám định kỳ sức khỏe.
Viêm cột sống dính khớp có chữa khỏi không?
Viêm cột sống dính khớp là một bệnh viêm khớp mạn tính. Bệnh gây cứng và dính cột sống, ngoài ra còn ảnh hưởng khớp khác như: khớp háng, khớp gối, bàn tay hay các điểm bám gân như: gân gót, gân tứ đầu, dây chằng bánh chè,…
Dấu hiệu viêm cột sống dính khớp
Trong thời kỳ đầu phát bệnh, các triệu chứng bệnh viêm cột sống dính khớp thường nhẹ nên không được chú ý. Khi bệnh ở giai đoạn tiến triển các triệu chứng đã rõ nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể gây biến chứng cho người bệnh.
Dấu hiệu sớm của viêm cột sống dính khớp thường là đau cột sống thắt lưng và viêm các khớp chi dưới. Đau tăng lên về đêm và cứng cột sống thấy rõ nhất là lúc sáng sớm mới ngủ dậy. Ở giai đoạn muộn hơn bệnh có các biến dạng cột sống rõ rệt như eo lưng dẹt do teo cơ cạnh cột sống, lưng gù, cổ vươn về phía trước.
– Khớp háng bị viêm trong 70% trường hợp, thường xuất hiện trong 5 năm đầu bị bệnh, khi đó có các biểu hiện đau vùng bẹn, sau mông, hạn chế vận động phần hông, cơ mông đùi teo.
– Khớp gối chủ yếu sưng đau, ít nóng đỏ, có thể kèm theo tràn dịch khớp, làm hạn chế các động tác gấp duỗi chân, đi lại khó khăn. Một số khớp khác cũng có thể bị tổn thương như khớp cổ chân, khớp vai.
Ngoài ra, bệnh còn có một số biểu hiện toàn thân và ngoài khớp như sốt, gầy sút, viêm màng bồ đào, hở van tim, loạn nhịp tim,…
Tổn thương ở người bệnh viêm cột sống dính khớp.
Điều trị viêm cột sống dính khớp
Khi mắc viêm cột sống dính khớp nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ phát triển nặng dần, dẫn đến dính và biến dạng toàn bộ cột sống và hai khớp háng, khiến người bệnh bị tàn phế, không đi lại được, sống phụ thuộc gia đình và xã hội. Bệnh có thể gây gù lưng làm bệnh nhân đau, hạn chế giãn nở lồng ngực, gây suy hô hấp, suy tim. Các biến chứng nặng nề còn có chèn ép tủy và thần kinh do hẹp ống sống.
Nhiều người mắc viêm cột sống dính khớp thường hỏi liệu bệnh có chữa khỏi không? Thực tế cho thấy, hiện vẫn chưa có điều trị triệt để, điều trị hiện đại giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển tổn thương cấu trúc của bệnh.
Điều trị bao gồm dùng thuốc, tiêm thuốc giảm đau tại chỗ. Các thuốc được chỉ định thường là NSAIDs, giãn cơ. Nếu bệnh nhân có tổn thương gân, khớp ngoại biên sẽ được sử dụng Sulfasalazine. Các thuốc sinh học ức chế TNF được chỉ định trong trường hợp không đáp ứng với NSAIDs và sulfasalazine.
Người bệnh có thể được chỉ định bổ sung thêm canxi và vitamin D3 do bệnh nhân có nguy cơ mất khoáng xương cao hơn người bình thường.
Ngoài ra, bệnh nhân viêm cột sống dính khớp cần kết hợp với vật lý trị liệu và tập thể dục, trường hợp nặng thì cần đến phẫu thuật chỉnh hình, thay khớp.
Để giảm đau và tránh tàn phế, người bệnh viêm cột sống dính khớp cần tập vật lý trị liệu theo chỉ định của các bác sĩ và có một chế độ vận động và sinh hoạt khoa học, hợp lý, cụ thể.
Người bệnh viêm cột sống dính khớp nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D
Người bệnh viêm cột sống dính khớp nên ăn gì, kiêng gì?
Cần tăng cường các thực phẩm sau:
Người bệnh viêm cột sống dính khớp nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D giúp hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương. Các loại thực phẩm từ sữa, cải xoăn, bông cải xanh và ngũ cốc, nước trái cây tăng cường.
Vitamin D có thể hấp thụ bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trước 8 giờ sáng hoặc trong một số loài cá, lòng đỏ trứng, dầu gan cá…. hoặc các thực phẩm dạng bổ sung vitamin D.
Tăng cường thực phẩm giàu Omega – 3 bởi đây là chất béo thiết yếu tác động tích cực nhất đến tình trạng viêm khớp hay viêm cột sống dính khớp. Các phẩm giầu Omega – 3 như các loại hạt, cá béo…sẽ giúp chống viêm, giảm sưng, tái tạo mô bị tổn thương và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Ngoài ra, người bệnh viêm cột sống dính khớp ăn nhiều loại rau củ quả, trái cây mỗi ngày đảm bảo hấp thụ nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Những thực phẩm này cũng có xu hướng ít calo và giàu chất xơ, chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể, tránh viêm. Nhiều loại trái cây tốt cho sức khỏe xương khớp như cam, dâu, cherry, nho, bưởi, rau xanh đậm, cải xoăn, cải bó xôi…
Hạn chế ăn các thực phẩm sau:
Người mắc bệnh viêm cột sống dính khớp có nguy cơ cao bị loãng xương nên cần hạn chế các thức ăn, đồ uống sau:
– Hạn chế đồ uống có gas, có cồn hay các chất kích thích sẽ làm giảm chất lượng khung xương. Rượu bia có thể gây ảnh hưởng đến thuốc đang điều trị, giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng do ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày ruột và ảnh hưởng đến nội tạng. Cà phê cũng khiến mật độ xương giảm đi đáng kể, nên nếu dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng mỗi ngày.
Đồ uống có gas như soda, nước ngọt có liên quan đến tình trạng giảm mật độ xương, chưa kể đồ uống có gas còn chứa nhiều đường, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe của người đang điều trị viêm cột sống dính khớp, đồng thời làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
– Hạn chế độ ngọt, nhiều đường. Bởi ăn nếu quá nhiều đường sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho cơ thể như thừa cân, béo phì và khiến hệ xương khớp phải chịu đựng sức nặng nhiều hơn, chậm vận động, làm tăng nguy cơ bị các bệnh xương khớp. Đồng thời đường cũng làm tăng phản ứng viêm, ảnh hưởng không tốt đến hoạt tính bệnh.
– Hạn chế thực phẩm nhiều muối và các chất bảo quản chứa rất nhiều natri. Chế độ ăn nhiều muối gây ra tình trạng viêm có liên quan đến tình trạng tự miễn ở người bệnh viêm cột sống dính khớp. Người bệnh viêm cột sống dính khớp nên bỏ chế độ ăn nhiều muối, đường và các chất bảo quản nếu không muốn tình trạng khớp trở nên tồi tệ hơn.