Câu hỏi thường gặp liên quan đến suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận là tình trạng tuyến thượng thận không sản xuất đủ những hormone cần thiết cho hoạt động của cơ thể.

Nếu được điều trị kịp thời, người bệnh có khả năng sống và làm việc bình thường mà không ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

1. Đông y có chữa được suy tuyến thượng thận?

Điều trị suy tuyến thượng thận cần kết hợp dùng thuốc với điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống, tăng cường vận động… để tăng hiệu quả điều trị, giảm gặp các biến chứng không đáng có.

Suy tuyến thượng thận chủ yếu điều trị bằng tây y. Suy tuyến thượng thận ít được áp dụng điều trị bằng y học cổ truyền vì không phù hợp và không hiệu quả cho người bệnh.

2. Xử trí khi bị suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận nếu không điều trị sớm và dứt điểm thì người bệnh rất có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng, nhất là khi bị cơn suy thượng thận cấp. Người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.

Bệnh nhân sẽ được bù dịch, điều chỉnh các rối loạn điện giải và corticoid đường tĩnh mạch. Điều trị duy trì của suy tuyến thượng thận cần đòi hỏi dùng liều sinh lý của glucocorticoid theo đường uống. Liều thuốc được bác sĩ điều chỉnh thấp nhất để tránh các biến chứng do điều trị thay thế corticoid quá mức (tăng cân, loãng xương, ức chế miễn dịch) song vẫn có hiệu quả tránh được tình trạng suy thượng thận.

Với các bệnh nhân mắc suy tuyến thượng thận nguyên phát cũng nên được điều trị thay thế thuốc có hoạt tính giống mineralocorticoid (là hormone của tuyến thượng thận giúp điều hòa chuyển hóa các chất điện giải).

Với các trường hợp suy tuyến thượng thận sau khi dùng corticoid ngoại sinh việc phục hồi tình trạng teo thượng thận do điều trị corticoid ngoại sinh rất thay đổi. Corticoid phải được giảm liều từ từ kết hợp với theo dõi sát các triệu chứng của suy thượng thận. Trong quá trình điều trị bác sĩ có thể cho xét nghiệm hoặc thực hiện các nghiệm pháp động để đ.ánh giá sự phục hồi của tuyến thượng thận.

Liều corticoid thay thế trong một số trường hợp cần được bác sĩ điều chỉnh cho phù hợp với tình trạng bệnh như cường giáp, có thai, phẫu thuật, chấn thương, n.hiễm t.rùng.

Ngoài việc điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt khoa học cũng đóng vai trò bảo vệ sức khỏe.

Điều trị suy tuyến thượng thận cần kết hợp dùng thuốc với điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống, tăng cường vận động.

3. Bị suy tuyến thượng thận nên ăn và kiêng gì?

Người bị suy tuyến thượng thận cần có chế độ ăn khoa học, hợp lý. Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng cho người bị suy tuyến thượng thận:

Những thực phẩm nên sử dụng

Bổ sung protein và các chất béo tốt, bởi đây là nguồn năng lượng có khả năng chuyển hóa thành glucose, giúp cơ thể hoạt động bình thường… Các thực phẩm có hàm lượng protein cao như cá, thịt, trứng,…

Ăn thực phẩm giàu vitamin C như xoài, táo, cam, đu đủ,… Dưỡng chất này có tác dụng tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cũng như thúc đẩy sản xuất cortisol cho cơ thể.

Uống đủ nước, người bệnh cũng có thể thêm một chút muối Himalaya và nước chanh vào trong nước uống để đạt hiệu quả cao.

Vitamin nhóm B, cụ thể là vitamin B5 và B6 là dưỡng chất tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất ra hormon tuyến thượng thận.

Vitamin nhóm 5 rất giàu trong các loại đậu, bơ, yến mạch,…

Các nhóm thực phẩm cần kiêng đối với bệnh suy tuyến thượng thận

Tránh các món ăn chứa nhiều natri và photpho.

Không nên ăn nhiều các loại carbohydrate đã tinh chế.

Hạn chế những thức ăn gây nguy cơ dị ứng và viêm nhiễm cao: đậu tương, tôm cua, lúa mì, đồ ăn được chế biến với nhiều chất phụ gia.

Hiện nay, bệnh suy tuyến thượng thận vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Hầu hết người bệnh đều phải điều trị bằng thuốc đến hết đời.

4. Suy tuyến thượng thận có chữa khỏi được không?

Hiện nay, bệnh suy tuyến thượng thận vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Hầu hết người bệnh đều phải điều trị bằng thuốc đến hết đời.

Liệu trình điều trị suy tuyến thượng thận chủ yếu là sử dụng thuốc corticosteroid vĩnh viễn. Phần lớn trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng hydrocortison để thay thế cortisol. Đôi khi, những loại thuốc khác cũng có thể góp mặt vào toa thuốc, ví dụ như prednisone hoặc dexamethasone. Tuy nhiên, so với hydrocortison, hai loại này không quá thông dụng.

Trong khi đó, sự thiếu hụt aldosterone có thể được giải quyết bằng fludrocortison. Ngoài ra, nhằm đạt kết quả như mong đợi, đôi khi bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn tăng thêm một lượng nhỏ muối ăn trong mỗi khẩu phần để hỗ trợ quá trình điều trị.

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh suy tuyến thượng thận

Việc sử dụng nhóm thuốc cortisol cần đặc biệt tuân thủ về liều lượng và thời điểm dùng thuốc, nếu uống không đủ liều lượng hoặc uống trễ hơn thời gian quy định sẽ dẫn đến những tác dụng không mong muốn của thuốc.

Vì thế bạn nên:

Uống thuốc vào 1 khung giờ cố định trong ngày.

Để thuốc ở nơi dễ thấy để hạn chế việc quên thuốc.

Luôn chuẩn bị thuốc dự phòng đặc biệt trong trường hợp đi công tác hay du lịch.

Sẵn sàng tìm kiếm sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh.

Thường xuyên tái khám theo lịch bác sĩ yêu cầu.

Tuân thủ sát sao chỉ định của bác sĩ.

Nếu gặp triệu chứng không mong muốn, liên hệ ngay đến trung tâm y tế gần nhất.

6. Chi phí điều trị suy tuyến thượng thận

Tùy theo triệu chứng, t.iền sử bệnh lý,… mà mỗi người sẽ cần làm các xét nghiệm chức năng khác nhau. Vì thế chi phí cũng không cố định. Chi phí dự tính cho các xét nghiệm, khám dao động từ 40.000 đồng – 1.200.000 đồng.

Hầu hết bệnh nhân được chỉ định thực hiện thăm khám, xét nghiệm về hormone tuyến thượng thận như: cortisol m.áu, aldosterol, hormone kích vỏ thượng thận của tuyến yên ACTH. Với kết quả chẩn suy tuyến thượng thận mạn tính, các bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng thuốc hydrocortison và theo dõi định kỳ.

Nguy cơ suy tuyến thượng thận do lạm dụng corticoid

Khi người bệnh sử dụng corticoid liều cao với thời gian dài, sẽ gây ra hậu quả là suy tuyến thượng thận (Rối loạn chức năng tuyến thượng thận).

Dễ dàng mua thuốc chứa corticoid

Thông tin từ Bệnh viện Nội tiết Trung ương, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân nhập viện vì suy tuyến thượng thận ngày càng lớn. Tình trạng suy tuyến thượng thận có thể đến do những nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phần lớn người bệnh liên quan đến việc lạm dụng corticoid.

Trong thực tế, thuốc chứa corticoid được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột, hen suyễn, dị ứng và nhiều tình trạng khác hoặc cũng được sử dụng để ngăn ngừa đào thải nội tạng ở người nhận cấy ghép bằng cách giúp ngăn chặn hệ thống miễn dịch…

Tuy nhiên, nhiều người bệnh tự ý sử dụng corticoid mua một cách dễ dàng tại các quầy thuốc, hoặc truyền tai nhau các thuốc nam dạng bột không theo đơn chỉ định của bác sĩ.

Khi người bệnh sử dụng corticoid liều cao với thời gian dài, sẽ gây ra hậu quả là suy tuyến thượng thận (Rối loạn chức năng tuyến thượng thận).

Triệu chứng gợi ý suy thượng thận thường không điển hình như chán ăn, buồn nôn và sụt cân, thay đổi kiểu hình cơ thể, nặng mặt. Một số trường hợp nặng có thể gây ra suy thượng thận cấp với hạ huyết áp, có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu không được điều trị bù corticoid kịp thời.

Để chẩn đoán suy thượng thận cần được thực hiện trong bệnh viện với các bác sỹ chuyên khoa Nội tiết thông qua biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm sinh hóa m.áu gồm: cortisol và ACTH buổi sáng 8h.

Khi đã có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh sẽ được làm nghiệm pháp Synacthen và hoặc nghiệm pháp hạ đường m.áu để đ.ánh giá sự toàn vẹn trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận và một số xét nghiệm khác như: sinh hóa m.áu, glucose, chức năng gan, thận, kali m.áu.

Cách điều trị: Điều trị suy thuợng thận (nguyên phát và thứ phát) là bù hydrocortisol với liều 15 – 30 mg/ngày chia 2 lần sáng 2/3 liều – chiều 1/3 liều. Đối với suy thượng thận nguyên phát (bệnh Addison) phải bù thêm mineral glucocorticoid.

Một số nguyên tắc khi sử dụng corticoid

Để giảm thiểu tác dụng phụ của corticoid, bệnh viện khuyến cáo, cần tuân thủ một số nguyên tắc như: Chỉ sử dụng thuốc corticoid theo chỉ định của bác sĩ. Theo dõi chặt chẽ để đề phòng và phát hiện sớm các dấu hiệu tác dụng phụ.

Sử dụng lượng vừa đủ để kiểm soát bệnh, không nên tự ý tăng liều khi chưa có sự cho phép của bác sỹ.

Giảm liều dần dần theo đơn bác sỹ kê toa.

Đến bệnh viện theo dõi huyết áp và lượng đường trong m.áu thường xuyên để tiến hành điều trị nếu cần thiết.

Theo dõi mật độ xương bằng các xét nghiệm định kỳ và uống thuốc cũng như thực phẩm bổ sung để giúp xương chắc khỏe.

Suy tuyến thượng thận thường gặp ở Việt Nam với nguyên nhân dùng corticoid kéo dài, thường gặp trên bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương – khớp, dị ứng, viêm da, hen suyễn, ức chế miễn dịch,…

Do đó, người bệnh nếu có bệnh lý trên phải được bác sỹ chuyên khoa khám và chỉ định thuốc, không nên tự ý sử dụng thuốc corticoid.

Khi đã có rối loạn chức năng tuyến thượng thận cần đi khám bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường để kiểm soát tình trạng bệnh, không để xảy ra suy tuyến thượng thận.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *