Cơ thể người mẹ đã thay đổi rất nhiều trong những tháng mang thai. Nhưng sự thay đổi ngay ngày đầu sau khi sinh bé thì chưa mấy ai nhắc tới.
Trải qua 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, bế con đỏ hỏn trên tay lòng mẹ dạt dào bao cảm xúc. Mọi sự vất vả dường như đã được đền đáp bằng trái ngọt chính là con – thiên thần nhỏ đáng yêu. Có lẽ phần lớn các mẹ đều đang ngập chìm trong niềm hạnh phúc bên cạnh bé mà quên mất rằng chỉ ngay ngày đầu sau khi sinh, cơ thể mình cũng đang trải qua hàng loạt thay đổi không kém thời gian thai kì.
Trong vòng 24 giờ sau sinh, cơ thể người mẹ trải qua hàng loạt thay đổi ít ai nhắc tới (Ảnh minh họa)
Những tiết lộ thú vị về sự thay đổi cơ thể mẹ chỉ 24 giờ sau khi sinh sẽ khiến chị em không khỏi bị “sốc” bởi ít ai nhắc tới. Theo tiến sĩ Michele Hakakha, chuyên gia lĩnh vực sản phụ khoa tại Mỹ, cơ thể người mẹ gần như trải qua sự thay đổi toàn diện chỉ trong 1 ngày sau sinh.
1. Giảm cân ngay lập tức
Người mẹ sẽ giảm khoảng 4,5-6kg ngay lập tức sau khi sinh bé, trong đó 3-4kg là trọng lượng của bé, nhau thai khoảng 0,5kg, 1-2 kg m.áu và nước ối mất đi trong quá trình sinh. Tất nhiên trọng lượng của mẹ chưa thể trở về số cân nặng trước khi mang thai ngay lập tức. Cơ thể mẹ lúc này vẫn tích một nước nên sẽ đi tiểu và đổ mồ hôi khá nhiều. Với mẹ sinh mổ thì lượng dịch truyền cũng khiến cơ thể mẹ hơi phù một chút nhé.
2. Ra m.áu rất nhiều
Trong 10 phút đầu sau sinh, người mẹ sẽ bị mất rất nhiều m.áu, thậm chí có người còn bị mất m.áu nghiêm trọng. Trong 3 ngày đầu, m.áu có màu đỏ sẫm, có thể có vài cục m.áu nhỏ, kích thước như một quả mận là bình thường. Và trong suốt 2 tuần sau sinh nở, người mẹ tiếp tục đối mặt với hiện tượng ra m.áu đặc biệt là khi đứng lên, ngồi xuống và thậm chí cả khi cho con bú. Tất cả đều là hiện tượng bình thường và ra m.áu sẽ giảm dần sau khoảng 10 ngày đến 2 tuần.
3. Sau sinh bụng vẫn như đang có bầu
Nhiều mẹ nghĩ rằng sau khi sinh bụng sẽ xẹp ngay xuống như thời con gái nhưng thực tế lại khác xa. Mẹ cũng đừng ngạc nhiên khi sau khi sinh nhìn bụng mình vẫn như đang mang bầu 5-6 tháng. Nguyên nhân được cho là do tử cung vẫn chưa co giãn về vị trí đầu tiên mà cần thời gian để dạ con co dần trở lại.
4. Sưng đau toàn thân
Các triệu chứng phổ biến người mẹ trải qua sau 24 sinh bé đó là căng tức và sưng đau ở 2 bầu ngực do bắt đầu tiết sữa, nhiều mẹ sẽ thấy có sữa non màu vàng. Các cơn co dạ con cũng khiến người mẹ đau đớn trong thời gian này. Ngoài ra, cảm giác sưng đau â.m đ.ạo, đáy chậu với mẹ sinh thường, sưng đau vết mổ với mẹ sinh mổ. Với mẹ đẻ thường thì hiện tượng sưng â.m đ.ạo là rất phổ biến và có thể kéo dài trong suốt một vài tuần đầu sau sinh. Theo tiến sĩ Hakakha, môi â.m h.ộ có thể sưng lớn gấp 3 lần so với kích thước ban đầu.
5. Một số dấu hiệu báo động nguy hiểm
Mẹ cần chú ý sức khỏe 24 giờ sau sinh và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường (Ảnh minh họa)
Sau 1 ngày sinh bé, nếu cơn đau và cảm giác khó chịu tăng lên, hoặc mẹ gặp bất kì triệu chứng đáng ngờ nào sau đây, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức:
– Sốt trên 38 độ C hoặc cảm thấy ớn lạnh.
– Dịch tiết â.m đ.ạo có mùi hôi.
– Cục m.áu đông lớn, kích thước có thể lớn hơn một quả mận.
– Đau rát, khó tiểu.
– Chuột rút nghiêm trọng hoặc đau bụng không giảm mặc dù đã có thuốc giảm đau.
– Tấy đỏ, sưng, bầm tím hoặc đau trên đáy chậu hoặc tách vết khâu.
– Nhìn mờ.
– Nhức đầu dữ dội hoặc ngất xỉu.
– Bất kỳ dấu hiệu trầm cảm sau sinh nào.
Thu Phương
Nguồn: Romper/toquoc
Chuyên gia chỉ ra 4 sai lầm của cha mẹ cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình được phát triển chiều cao tối đa. Tuy nhiên, có những hiểu lầm hoặc sự thiếu hiểu biết trong cách chăm sóc trẻ của cha mẹ có thể làm trẻ mất đi cơ hội phát triển chiều cao tối đa.
Dưới đây, bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Hoàng Anh, hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, chỉ ra những quan niệm sai lầm thường gặp của nhiều cha mẹ cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ:
SAI LẦM 1: Cha mẹ thường nghĩ đến chiều cao khi trẻ đã sinh ra
Theo GS. Pikhart, ĐH College London, Anh Quốc, dinh dưỡng lúc mang thai, đặc biệt là tuần thai 14-32, không chỉ quan trọng cho sự tăng trưởng khỏe mạnh của thai nhi mà còn ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ lúc 3 t.uổi. Do đó, trước khi mang thai hai vợ chồng nên cùng nhau lên kế hoạch và có sự chuẩn bị về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lí cho giai đoạn quan trọng này.
SAI LẦM 2: Chuyển cho trẻ bú sữa ngoài sớm
Với bằng chứng hiện tại, không có sự khác biệt về chiều cao ở trẻ uống sữa ngoài so với trẻ bú sữa mẹ. Bên cạnh đó, sữa mẹ không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho tăng trưởng của trẻ mà còn cung cấp các yếu tố miễn dịch quan trọng, đặc biệt là dòng sữa non trong vài ngày đầu sau sinh.
Chính các yếu tố miễn dịch này sẽ giúp các bé bú mẹ khỏe mạnh hơn và ít gặp vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn trong 12 tháng đầu đời. TS. Gough Ethan, ĐH McGill, Canada, cho biết: trẻ khỏe mạnh và ít gặp vấn đề sức khỏe sẽ có t.iền đề tăng trưởng tốt hơn so với các trẻ thường xuyên bệnh.
SAI LẦM 3: Cho rằng cha mẹ lùn thì con cũng lùn
Chính suy nghĩ này làm cản trở khả năng phát triển tối ưu trong chiều cao của trẻ. TS. Hwang, ĐH Kangwon, Hàn Quốc chia sẻ, nhiều cha mẹ có suy nghĩ chưa đúng về trạng thái lùn và đem suy nghĩ để đặt lên suy nghĩ của những đ.ứa t.rẻ. Điều này có thể làm cho chúng thiếu tự tin tham gia các hoạt động thể chất – vốn là 1 yếu tố quan trọng để giúp trẻ cải thiện chiều cao.
Thực tế, nghiên cứu của TS. Jelenkovic, ĐH Helsinki, Hà Lan, cho thấy yếu tố môi trường sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ xuyên suốt từ khi sinh đến khi trẻ 19-22 t.uổi, đặc biệt vượt trội từ sinh đến trước 13 t.uổi.
Môi trường ở đây là sinh hoạt lành mạnh, dinh dưỡng đầy đủ, vận động hợp lý và giấc ngủ. Trong khi đó, yếu tố di truyền liên quan đến chiều cao sẽ góp phần hợp lực với yếu tố môi trường và các yếu tố hormone s.inh d.ục khi trẻ sau 13 t.uổi (giai đoạn dậy thì). Điều này cho thấy dù trẻ mang gen thấp nhưng nếu trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt, sinh hoạt lành mạnh, vận động và nghỉ ngơi hợp lí vẫn có khả năng đạt được chiều cao tối đa.
Trẻ khỏe mạnh và ít gặp vấn đề sức khỏe sẽ có t.iền đề tăng trưởng tốt hơn so với các trẻ thường xuyên bệnh (Ảnh minh họa).
SAI LẦM 4: Chỉ tập trung vào canxi và bổ sung cho con bằng mọi cách
Tuy nhiên, theo báo cáo của nhóm các nhà khoa học Mỹ và Hà Lan, dẫn đầu bởi TS. Karpiski , ĐH Bialystok, Hà Lan, nhấn mạnh vai trò trực tiếp và quyết định của vitamin D và K2 trong định hướng và hấp thụ canxi cho sự tăng trưởng xương và chiều cao khỏe mạnh. Nếu trong chế độ ăn bị thiếu hụt thì sự hấp thụ canxi từ thực phẩm có thể gặp nhiều trở ngại và ảnh hưởng đến tăng trưởng khỏe mạnh của xương. Ngoài ra, nguồn đạm chất lượng từ thịt cá, trứng, hải sản cũng cần quan tâm và đa dạng trong bữa ăn của trẻ vì đó là nguồn axit amin quan trọng để cung cấp nguyên liệu cho các hormone tham gia vào quy trình như hormone tăng trưởng và hormone s.inh d.ục.
Do đó, sai lầm khi chỉ tập trung vào canxi cho chiều cao của nhiều cha mẹ có thể dẫn đến bổ sung mất cân bằng và thiếu các vi chất quan trọng khác. Hơn nữa, thiếu những vi chất này có thể làm canxi không được hấp thụ và trở nên dư thừa gây ra những vấn đề sức khỏe khác cho trẻ. Dinh dưỡng cho quy trình phát triển chiều cao của trẻ cần đúng và đầy đủ các yếu tố, chứ không riêng gì 1 yếu tố.
Thêm nữa, sự phát triển của hệ xương diễn ra từ từ chứ không nhanh như cân nặng. Ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, xương đang phát triển mạnh nhất, quá trình tạo xương chiếm ưu thế hơn và một quá trình tạo xương mất thời gian dài để hoàn thiện. Vì thế, bố mẹ nên theo dõi chiều cao của con từ 6 tháng đến 1 năm và nên tập trung tốt nhất ở tất cả các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ.
Phân bố các chất dinh dưỡng liên quan với quy trình phát triển chiều cao của trẻ, cha mẹ có thể tham khảo:
1. Chế độ ăn nên đa dạng các thực phẩm chứa canxi ít nhất 4 ngày/tuần. Trẻ nên lấy canxi từ thực phẩm vì đây là dạng an toàn và hấp thu tốt nhất cho trẻ. Những thực phẩm giàu canxi gồm trứng, cá, hải sản có vỏ, rau xanh, sữa, phô mai.
2. Do nguồn thực phẩm chứa vitamin D hạn chế, hơn nữa, việc phơi nắng để lấy vitamin D không khuyến khích cho trẻ nhỏ nên theo hướng dẫn hiện tại, việc bổ sung vitamin D là cần thiết và an toàn cho trẻ.
3. Nguồn chất đạm cần phân bố đa dạng mỗi tuần. Trong đó, mỗi tuần nên có 2 ngày thịt bò/heo/gà; 2 ngày khác là cá/hải sản; 1 ngày là từ đậu các loại/đậu hủ. Để giúp trẻ nhận đầy đủ đa dạng các axit min thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, bữa ăn cần chú trọng thêm 1 phần rau củ, hoặc là canh súp, hoặc là luộc để tăng sự hấp thụ các chất đạm này.
4. Hạn chế các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao như thức ăn nhanh giàu chất béo không tốt, chất giàu đường và năng lượng rỗng như bánh kẹo và nước ngọt.
5. Vitamin K2 được tạo ra trong quá trình lên men của một số thực phẩm như đậu nành lên men Nhật Bản (natto), một số loại sữa chua, phô mai. Những thực phẩm này thích hợp giới thiệu trong các bữa phụ cho trẻ. Một cách khác, Vitamin K2 có thể bổ sung đường miệng như dạng xịt, có thể phù hợp với trẻ, đặc biệt với các bé ăn uống ít đa dạng.
Vài nét về tác giả:
Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn tên đầy đủ là Nguyễn Hoàng Anh, hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, là thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh (The British Association for Applied Nutrition and Nutritional Therapy). Bác sĩ có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho Mẹ&bé trên trang cá nhân, cũng là đồng tác giả của cuốn sách “Làm mẹ không áp lực”.
Theo Helino