Điều đáng ngạc nhiên là mẹ của c.ô b.é đã 40 t.uổi nhưng vẫn có k.inh n.guyệt đều đặn, vậy nguyên nhân làm sao mà một cô bé chỉ mới 17 t.uổi lại bước vào kỳ mãn kinh sớm như vậy?
Tại Trung tâm Nội tiết Sinh sản của Bệnh viện Phụ sản ở thành phố Hàng Châu (Trung Quốc), một bà mẹ 40 t.uổi đứng bên cạnh cô con gái 17 t.uổi – tên Tiểu Vi, người vừa được chẩn đoán bị suy buồng trứng.
Ảnh minh họa.
Theo bác sĩ Kim Tuyết Tịnh (bác sĩ trưởng của Trung tâm Nội tiết Sinh sản) cho biết, trong vài năm trở lại đây, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh suy buồng trứng sớm đang ngày càng trẻ hóa. Trong số những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này, bác sĩ Kim đã tiếp nhận không ít trường hợp là nữ giới dưới 35 t.uổi và đa phần những người này đều mất khả năng sinh sản.
Bác sĩ Kim Tuyết Tịnh (bác sĩ trưởng của Trung tâm Nội tiết Sinh sản).
Nói tiếp về câu chuyện của Tiểu Vi, bác sĩ Kim vẫn nhớ lần đầu tiên gặp thấy cô bé vừa gầy, vừa nhỏ người, da thì xỉn đen lại trông hơi sần sùi, khuôn mặt thì già dặn hơn so với những bạn bè đồng trang lứa. Ban đầu, bác sĩ kiểm tra thì phát hiện thấy cơ quan sinh sản của Tiểu Vi không đầy đủ. Tử cung của cô bé chỉ lớn bằng tử cung khi chưa trưởng thành và buồng trứng chỉ bằng một nửa kích thước so với người bình thường
Sau đó, bác sĩ Kim sắp xếp cho Tiểu Vi tiến hành kiểm tra thêm một lần nữa. Qua các xét nghiệm như kiểm tra hormone giới tính và chức năng tuyến giáp, Tiểu Vi được chẩn đoán mắc bệnh suy buồng trứng khởi phát sớm. Đồng thời, cô còn đang mắc chứng viêm tuyến giáp Hashimoto và viêm khớp dạng thấp.
Bác sĩ Kim cho biết: “Một số bệnh tự miễn có thể gây tổn hại đến chức năng buồng trứng. Có khoảng 20% người trưởng thành bị suy buồng trứng nguyên phát bẩm sinh thường bị suy giáp và viêm tuyến giáp Hashimoto là phổ biến nhất”.
Để điều trị cho Tiểu Vi, các bác sĩ ở khoa Phụ khoa đã phải kết hợp với khoa Nội tiết giúp bổ sung hormone estrogen và progesterone vào cơ thể. Bệnh tuyến giáp của Tiểu Vi cũng phải cần thêm phương pháp điều trị tương quan kéo dài. Tuy nhiên, nếu nghiêm túc điều trị bằng thuốc và tuân theo đúng chỉ định từ các bác sĩ thì làn da của Tiểu Vi sẽ dần trở nên tươi sáng hơn.
Ảnh minh họa.
Sau nhiều lần đưa Tiểu Vi tới tái khám, mẹ của cô có hỏi bác sĩ Kim rằng: “Bác sĩ, liệu con gái tôi còn khả năng sinh con không?”. Bác sĩ Kim đáp lại: “Về mặt y học, do liệu pháp thay thế hormone, các đặc điểm s.inh d.ục của Tiểu Vi dần phát triển và các đặc điểm nữ cũng xuất hiện. Thế nhưng, vì các nang trứng được lưu trữ trong buồng trứng đã cạn kiệt nên không còn khả năng tái sinh thêm nữa”.
Qua đây, bác sĩ Kim nhắc nhở rằng, nếu các cô gái ở trong độ t.uổi từ 14 – 17 t.uổi vẫn chưa thấy dậy thì, lúc đó, cha mẹ cần lập tức đưa con đến bệnh viện kiểm tra để đề phòng trường hợp đáng tiếc như Tiểu Vi.
Suy buồng trứng là căn bệnh như thế nào?
Suy buồng trứng là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm đời sống chăn gối và cản trở chức năng sinh sản của phái nữ. Bệnh thường gặp nhiều ở độ t.uổi từ 35 – 45 hơn, nhưng hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh suy buồng trứng sớm đã xuất hiện ở độ t.uổi 17 – 18 do những thói quen sinh hoạt kém lành mạnh.
Người mắc bệnh suy buồng trứng sẽ không thể thực hiện được các chức năng sinh sản hay nuôi dưỡng trứng để duy trì hoạt động sinh sản của mình. Đặc biệt, bệnh cũng sẽ làm cho các hormone s.inh d.ục của nữ giới không thể duy trì và tái tạo kịp thời để cân bằng nội tiết trong cơ thể.
Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết bệnh suy buồng trứng:
– Rối loạn k.inh n.guyệt trong thời gian dài.
– Lượng k.inh n.guyệt tiết ra không đều, có màu sắc khác lạ.
– Mãn kinh sớm ( mất k.inh n.guyệt).
– Thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn.
– Mất ngủ về đêm.
– Suy giảm ham muốn “yêu”, e ngại chuyện chăn gối.
– Da dẻ nhăn nheo.
– Ngực chảy nhão.
– Vùng kín không có độ đàn hồi, â.m đ.ạo bị khô.
– Đau rát sau khi quan hệ.
– Khó thụ thai.
Source (Nguồn): Sohu, Women’s Health/Helino
Bệnh lạ: Giải mã hiện tượng người đàn ông có sữa
Hóa ra đàn ông có sữa là có thật!
Cơ thể của phái mạnh mang trong mình những điều kỳ lạ mà ngay chính họ cũng không thể biết hoặc giải thích được.
Đàn ông có sữa – chuyện thật như đùa nhưng đúng là trong lịch sử y học đã từng ghi nhận một số trường hợp con được bú dòng sữa ấm nóng từ chính cơ thể người bố.
Điều đáng nói đây là những ông bố “chuẩn men”, không hề trải qua quá trình phẫu thuật chuyển giới hay gặp vấn đề về giới tính.
Ảnh minh họa.
Câu chuyện kì quặc ấy đã xảy ra với một nam giới 25 t.uổi ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc.
Một người đàn ông họ Wang đến bệnh viện trong tình trạng hoang mang lo lắng. Anh cho hay, cách đây 4 năm, anh bỗng thấy cơ thể mình bất thường như: Tăng cân mất kiểm soát, ngực phát triển và đặc biệt hình thành tuyến sữa.
Theo thời gian, bộ ngực “lớn nhanh như thổi” khiến Wang càng ngày càng thấy mặc cảm vì cơ thể, không dám mặc quần áo bó khi tới phòng tập thể dục.
Và một bí mật được tiết lộ…
Các bác sĩ ở bệnh viện Hàng Châu đã phát hiện ra Wang mắc bệnh u tuyến yên tiết prolactin, do một u lành trong não gây nên.
Cơ thể đàn ông vẫn có tuyến sữa và cơ quan này hoàn toàn có thể sử dụng được.
Tuy nhiên, khi núm vú của một nam giới tiết ra sữa, chứng tỏ các quá trình sinh lý trong cơ thể đang bị xáo trộn và vận hành bất thường.
Cụ thể, nguyên nhân chính là do việc tăng tiết hormone prolactin – loại hóc môn khiến cơ thể phụ nữ tạo ra sữa, đây là hệ quả của việc sử dụng một số loại thuốc trợ tim hoặc cũng có thể là sự rối loạn chức năng của tuyến yên.
Với Wang, chính căn bệnh u tuyến yên đã khiến lượng prolactin của Wang tiết ra gấp 10 lần bình thường.
Cơ thể của Wang tiết ra lượng prolactin gấp 5 lần phụ nữ mới sinh con. Qua 2 tháng điều trị, khối u của Wang đã nhỏ lại và anh cũng bắt đầu mọc râu!
Wang không phải là trường hợp duy nhất bởi vào năm 2008, trên tạp chí Evolution có ghi nhận trường hợp một nam giới có thể tiết ra sữa và cho con bú.
Theo The Guardian, ở vùng Trung Phi có một bộ tộc kỳ lạ với dân số khoảng 20.000 người sinh sống có tên bộ tộc người lùn Aka.
Một người đàn ông ở bộ tộc Aka đang cho con bú như một người phụ nữ thực thụ.
Tại bộ tộc Aka, người phụ nữ sau khi sinh con sẽ đảm nhiệm công to việc lớn còn người đàn ông sẽ ở nhà chăm sóc con cái và cho con bú!
Thật ư? Nhấn mạnh là hoàn toàn đúng sự thực.
Kết quả tiến hành nghiên cứu mẫu m.áu của người đàn ông Aka cho thấy nồng độ prolactine (giúp sản xuất sữa) trong m.áu của họ rất cao trong khi testosterone (vốn giúp tăng cường bắp thịt của cơ thể nam giới) thì lại thấp đi rất nhiều. Đó cũng chính là lý do tại sao nam giới thuộc bộ tộc Aka khá yếu ớt so với phụ nữ.
Trường hợp bố cho con bú được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sửa là ông bố người SriLanka có tên B. Wijeratne.
Năm 2002, anh B. Wijeratne mất đi người vợ của mình ngay sau khi vừa sinh đứa con thứ hai. Khi đó bé Nisansala, con gái đầu của anh B. Wijeratne mới chỉ 18 tháng t.uổi và vẫn còn đang bú mẹ.
Wijeratne đã tìm mọi cách để pha sữa bột cho con uống nhưng con gái của anh nhất định không chịu uống.
Không còn cách nào khác, B. Wijeratne đành bế con vào lòng, cho bé nhai tạm ngực của mình để giúp con quên đi cơn đói.
Dần dần, cô bé bắt đầu quen với bầu ngực cha. Không lâu sau đó, có lẽ nhờ liên tục cho con bú, bất ngờ, ngực anh B. Wijeratne đã chảy ra sữa, giống hệt sữa mẹ vẫn có ở n.gực p.hụ n.ữ.
Câu chuyện của anh B. Wijeratne ngay lập tức thu hút các nhà khoa học tiến hành tìm hiểu. Họ chứng thực rằng, cơ thể anh B. Wijeratne đã tự tiết sữa giống như sữa mẹ.
Bởi vậy thế giới tự nhiên quả thực còn nhiều điều bí ẩn, nhiều câu chuyện phi thường!
Minh Anh
Theo nguoiduatin