Em bé có số quả thận nhiều khác thường, cả thế giới ghi nhận 100 ca

Trong một ca phẫu thuật, các bác sĩ Brazil tình cờ phát hiện bệnh nhi có tới 4 quả thận. Đây là dị tật bẩm sinh rất hiếm gặp.

Isis Eloah Ferreira Alves đã gây nhiều chú ý sau khi phẫu thuật vào năm 2022. Jam Press đưa tin c.ô b.é người Brazil có 4 quả thận – một dị tật bẩm sinh rất khó tìm thấy trong tài liệu y khoa. Mẹ của Isis, Thalia Silva Alves, 21 t.uổi, tâm sự: “Con gái tôi là trường hợp hiếm gặp và đặc biệt”.

Các bác sĩ nhận ra Isis có vấn đề về thận khi còn trong bụng mẹ nhưng họ không chắc chắn đó là bệnh gì. Chỉ đến khi Isis được phẫu thuật lúc 5 tháng t.uổi, các bác sĩ mới xác nhận cô bé có tới hai quả thận phụ.

Hầu hết mọi người sinh ra đều có hai quả thận, một số trường hợp có một quả (xác suất 1 trong 1.000 trẻ).

Theo New York Post, trường hợp như Isis rất hiếm gặp, cả thế giới mới ghi nhận 100 ca như vậy. Các chuyên gia cho rằng, thận dư thừa do sự phân chia bất thường của dây thận trên thành phôi trong thai kỳ.

Sau khi được sinh non bằng phương pháp đẻ mổ tại Bệnh viện Regional de Sobradinho, Isis được đặt trong lồng ấp.

Khi bé cần phẫu thuật lúc 5 tháng t.uổi, các bác sĩ tại Bệnh viện da Crianca de Brasilia Jose Alencar mới phát hiện em có 4 quả thận. Số lượng thận nhiều bất thường gây chèn ép dạ dày và ruột của bệnh nhi, khiến bé khó chịu khi ăn uống. Ê-kíp đã cắt bỏ quả thận phía trên bên phải do gây tắc nghẽn dẫn tới tích tụ nước tiểu.

Quả thận bị cắt bỏ của Isis không thể hiến tặng vì các mạch m.áu bất thường. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc cấy ghép. Thay vào đó, quả thận dư đã được gửi đi phân tích trong phòng thí nghiệm.

Ba quả thận còn lại của Isis hoạt động bình thường.

Bác sĩ tiết niệu nhi khoa Helio Buson, người phẫu thuật cho Isis, nói với truyền thông địa phương: “Mọi người có thể thắc mắc những quả thận này gây ra vấn đề gì trong tương lai hay không. Bệnh nhi có thể gặp bất ổn nhưng cũng có khả năng sẽ sống khỏe bình thường. Vì vậy, cần phải theo dõi trong thời gian dài, nhiều năm, có thể cho đến khi bé trưởng thành”.

Hiện đã 13 tháng t.uổi, Isis thường xuyên phải nhập viện vì mỗi lần bị cúm, bé lại viêm phổi. Do em sinh non nên phổi rất yếu. Bệnh nhi cũng phải dùng t.huốc a.n t.hần kéo dài.

Mối nguy từ lỗ nhỏ hay bị bỏ qua ở vành tai

Người đàn ông 63 t.uổi sưng tấy nửa mặt, phải phẫu thuật bịt lỗ rò ở vành tai để tránh biến chứng nguy hiểm.

Bệnh nhân nam 63 t.uổi (trú tại Vân Đình, Hà Nội) vào Bệnh viện Đa khoa huyện Vân Đình khám vì có khối trước tai bên trái sưng lớn gây đau nhức, khó chịu.

Bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị rò luân nhĩ tai trái phức tạp, kích thước 3x3cm. Trong quá trình phẫu thuật, ê-kíp mổ phải rất cẩn thận do đường rò đi sát động mạch thái dương phía sau.


Bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Văn Nghiêm (Bệnh viện Đa khoa Vân Đình), cho biết rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh phổ biến, biểu hiện thường thấy là tồn tại một lỗ nhỏ ở vùng trước tai, thông vào bên trong vùng chân sụn vành tai.

Rò luân nhĩ khi chưa biến chứng không có biểu hiện gì ngoài lỗ rò, không ảnh hưởng đến thính lực. Chính vì vậy, ở Việt Nam, tình trạng này chưa được quan tâm. Nhiều người có dị tật không vệ sinh đúng cách, dẫn đến viêm nhiễm cũng như các biến chứng nguy hiểm viêm, sưng đau, gây ra áp-xe xung quanh. Nếu bệnh nhân không điều trị có nguy cơ dẫn đến biến chứng. Tái phát nhiều lần sẽ gây viêm tai, áp-xe đường rò, viêm hoại tử sụn vành tai.

Khi thấy lỗ rò n.hiễm t.rùng (sưng lên giống mụn nhọt), người bệnh không được dùng tay để nặn, không tự ý dùng kháng sinh.

Để phòng ngừa các biến chứng viêm nhiễm, người bị rò luân nhĩ cần giữ vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, tuyệt đối không được bóp nặn tại vị trí lỗ rò. Nếu dịch nhầy trong đường rò không bị bít tắc, không có biến chứng viêm hay áp xe thì không cần phẫu thuật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *