Mỹ Latinh chịu tác động lớn của thời tiết cực đoan trong năm 2023

Ngày 8/5, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết hạn hán, nắng nóng, cháy rừng, mưa bão đã ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, an ninh lương thực và năng lượng, cũng như sự phát triển kinh tế của khu vực Mỹ Latinh và Caribe trong năm 2023.


Người dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Guadalajara, bang Jalisco, Mexico, ngày 12/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Phóng viên TTXVN tại châu Mỹ dẫn thông cáo của WMO đ.ánh giá năm 2023 là năm khó khăn đối với Mỹ Latinh xét về mặt khí hậu, đồng thời đây cũng năm nóng nhất từng ghi nhận tại khu vực này. Báo cáo gần đây của WMO nhận định sự kết hợp giữa El Nio và biến đổi khí hậu đã tác động mạnh đến khu vực Mỹ Latinh và Caribe trong năm qua. Tốc độ tan chảy của các sông băng tăng mạnh cùng với mực nước biển dâng nhanh tại vùng biển Đại Tây Dương trong khu vực đang đe dọa nhiều vùng ven biển và các quốc đảo nhỏ ở Caribe.

Tổng thư ký WMO Celeste Saulo đã nêu bật các mối nguy hiểm về khí hậu tại Mỹ Latinh như nhiệt độ cao chưa từng thấy cùng nhiều hiện tượng cực đoan đã phá kỷ lục trong năm 2023. Thực tế cho thấy các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu là hậu quả từ hoạt động của con người ảnh hưởng đến thiên nhiên.

Ông Saulo cho hay cơn bão cấp 5 Otis đã tàn phá thành phố ven biển Acapulco của Mexico, khiến hàng chục người t.hiệt m.ạng và phá hủy hàng nghìn ngôi nhà, gây thiệt hại hàng tỷ USD. Lũ lụt tại nhiều nơi trong khu vực khiến người dân rơi vào cảnh khốn cùng, trong khi tình trạng hạn hán kéo dài khiến mực nước sông Rio Negro- một nhánh phía Bắc sông Amazon ở Brazil xuống mức thấp kỷ lục, đe dọa cuộc sống của người dân và phá hủy hệ sinh thái rừng. Ngoài ra, các đợt hạn hán cũng làm giảm mực nước tại kênh đào Panama, buộc các nhà quản lý phải giảm lưu lượng thuyền qua lại tại đây.

Báo cáo của WMO cho biết nhiệt độ trung bình tại Mỹ Latinh trong năm 2023 tăng 0,82 độ C so với mức trung bình ghi nhận trong giai đoạn 1991-2020. Trong đó, Mexico là quốc gia có tốc độ nóng lên nhanh nhất khu vực, tăng 0,3 độ C mỗi thập kỷ trong giai đoạn 1991-2023. Hồi tháng 8/2023, miền Bắc Mexico đã hứng chịu nắng nóng kỷ lục với nhiệt độ lên tới 51,4 độ C.

Bên cạnh đó, WMO nhận định quá trình chuyển đổi từ La Nia sang El Nio vào giữa năm đã gây ra sự thay đổi lớn trong phân bố lượng mưa, nhiều vùng từ hạn hán, lũ lụt chuyển sang chịu ảnh hưởng của các hiện tượng trái ngược. Thiên tai và biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp và an ninh lương thực tại Mỹ Latinh, khiến 13,8 triệu người rơi vào tình trạng khủng hoảng lương thực nghiêm trọng, đặc biệt là ở khu vực Trung Mỹ và Caribe, cũng như ở Ecuador và Peru.

Trước tình hình này, chuyên gia của WMO đã cảnh báo về những ảnh hưởng từ việc tiếp xúc với nắng nóng, khói cháy rừng, bụi cát, ô nhiễm không khí tới sức khỏe của người dân trong khu vực, đặc biệt là vấn đề về tim mạch và hô hấp.

Thế giới đứng trước thách thức lớn về an ninh lương thực

Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/10 cho hay giá đường trên thị trường toàn cầu trong tháng 9/2023 đã tăng lên mức cao nhất trong gần 13 năm qua, sau khi sản lượng tại Thái Lan và Ấn Độ giảm bởi ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino.


Người vô gia cư nhận thức ăn từ một chương trình cứu trợ dành cho người nghèo ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo FAO, chỉ số giá lương thực thế giới trong tháng 9/2023 vẫn ổn định. Còn chỉ số giá đường mà FAO theo dõi trên thị trường toàn cầu tăng 9,8% so với tháng 8, lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2010.

Chỉ số giá đường mà FAO theo dõi đã tăng 2 tháng liên tiếp khi sự quan ngại gia tăng về nguồn cung đường cho thị trường toàn cầu thu hẹp trong niên vụ 2023-2024. FAO nhận định, tình trạng này chủ yếu phản ánh những dự báo về sự sụt giảm sản lượng tại Thái Lan và Ấn Độ – hai quốc gia sản xuất đường lớn – vì những điều kiện thời tiết khô hạn bất thường liên quan đến hiện tượng El Nino. Cũng theo FAO, giá dầu thô tăng trên thị trường toàn cầu cũng góp phần khiến giá đường tăng.

FAO trước đó cho rằng thế giới còn một chặng đường dài phía trước để đạt được mục tiêu đến năm 2030 chấm dứt hoàn toàn nạn đói khi số người bị đói trên thế giới hiện nay đang cao hơn tới 745 triệu người so với năm 2015.

Trong báo cáo công bố trước thềm hội nghị thượng đỉnh của LHQ về phát triển bền vững diễn ra tuần tới tại New York (Mỹ), FAO cho biết, ở thời điểm chặng đường thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững đã đi được một nửa, thế giới hầu như không có sự cải thiện nào trong các lĩnh vực liên quan đến thực phẩm và nông nghiệp. Báo cáo có đoạn: “Những ảnh hưởng kéo dài của đại dịch COVID-19, cùng với các cuộc khủng hoảng khác như biến đổi khí hậu và xung đột vũ trang, đang gây ra những tác động sâu rộng. Tiến bộ đạt được trong 2 thập niên qua đã bị đình trệ, thậm chí bị đảo ngược trong một số trường hợp”.

Tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu đã gia tăng vào năm 2020 khi đại dịch COVID-19 làm gián đoạn thị trường thực phẩm và tăng tỷ lệ thất nghiệp. FAO cho biết, trong năm ngoái, khoảng 29,6% dân số toàn cầu – tương đương 2,4 tỷ người – bị mất an ninh lương thực ở mức vừa phải hoặc nghiêm trọng, tăng so với mức 1,75 tỷ người của năm 2015. Các quốc gia ở Nam Bán cầu chứng kiến tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng nhất và nạn đói xảy ra nhiều nhất ở khu vực phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi.

Cũng theo FAO, thế giới chưa ghi nhận tiến bộ trong thực hiện mục tiêu giảm 50% lượng thực phẩm bị vứt bỏ, hiện vẫn ở mức 13% từ năm 2016 đến nay. Báo cáo khuyến nghị các chính phủ xây dựng chính sách để giảm thất thoát và lãng phí lương thực.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *