Người phụ nữ 30 t.uổi tự hết virus HIV dù không điều trị

Người phụ nữ Argentina này từng bị chẩn đoán mắc HIV 8 năm trước, song hệ miễn dịch của cô đã đào thải sạch virus gây bệnh mặc dù không hề dùng thuốc điều trị.

Tờ Daily Mail đưa tin cô gái, được các bác sĩ gọi là “ bệnh nhân Esperanza”, chính là người thứ hai trên thế giới từng được biết đến là có hệ miễn dịch tự t.iêu d.iệt virus HIV.

Bệnh nhân này lần đầu tiên được chẩn đoán nhiễm HIV năm 2013 nhưng giờ đây cơ thể cô chỉ còn mức virus thấp đến nổi không thể phát hiện được. Trong suốt 8 năm này, cô không hề dùng thuốc điều trị, ngoại trừ quãng thời gian 6 tháng mang thai để đảm bảo thai nhi được khỏe mạnh.

Các nhà nghiên cứu cho biết khám phá về “bệnh nhân Esperanza” sẽ giúp mang lại một phương pháp chữa trị tiềm năng gần hơn cho 38 triệu người đang sống chung với căn bệnh gây đại dịch AIDS trên toàn thế giới. Phát hiện này đã được xác nhận trong cuốn tạp chí Annals of Internal Medicine.

Nhóm bác sĩ tại Đại học Harvard (Mỹ) tiết lộ trong cơ thể bệnh nhân này không có virus gây bệnh, mặc dù người bạn trai cũ đã t.ử v.ong vì AIDS. Bác sĩ Xu Yu cùng đồng nghiệp không tìm thấy bất kỳ dấu vết nguyên vẹn nào của virus HIV trong 1,5 tỷ tế bào mô và m.áu của cô gái mà họ đã phân tích.

Hiện chưa có thông tin chi tiết nào khác về người phụ nữ này được công khai, song các bác sĩ tiết lộ là cô rất năng động và xinh đẹp. Cô cũng đã có bạn trai mới và vừa sinh con. Đáng chú ý, cả hai người này đều âm tính với HIV.


Bà Loreen Willenberg. Ảnh: CBS

Ngoài ra, trên thế giới chỉ có một người khác cũng có khả năng tự nhiên loại bỏ virus HIV. Câu chuyện của bà Loreen Willenberg lần đầu tiên được tiết lộ vào tháng 8 năm ngoái. Người phụ nữ 67 t.uổi ở San Francisco (Mỹ) được chẩn đoán nhiễm HIV cách đây 30 năm.

Giới khoa học khẳng định bà có thể được bổ sung vào danh sách những bệnh nhân HIV đã khỏi bệnh, cùng với “bệnh nhân Berlin” Timothy Ray Brown và “bệnh nhân London” Adam Castillejo. Cả ông Brown và ông Castillejo đều mắc bệnh ung thư và được ghép tủy xương từ một người hiến tặng có gien kháng HIV và căn bệnh của họ đã biến mất.


Adam Castillejo, 40 t.uổi, là người thứ 2 trên thế giới được điều trị khỏi HIV. Ảnh: NYT

Tuy nhiên, trường hợp của bà Willenberg và “bệnh nhân Esperanza” đều chưa từng trải qua phương pháp điều trị mạo hiểm nào.

Hai người phụ nữ trên là ví dụ về nhóm người hiếm hoi có thể tự kiểm soát bệnh. Họ là những người chưa bao giờ điều trị bằng thuốc kháng virus nhưng lại không còn dấu hiệu của virus trong m.áu.

Thông thường, khi một người bị nhiễm HIV, virus sẽ xâm lấn vào DNA của tế bào miễn dịch của họ và tái sinh sản từ đó. Liệu pháp kháng virus có thể giúp ngăn chặn quá trình mầm bệnh nhân lên nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn HIV trong cơ thể, có nghĩa là mọi người cần phải điều trị hàng ngày để ngăn chặn virus.

Nhưng với tỷ lệ 1/200 bệnh nhân, ở những người tự kiểm soát bệnh, phần lớn virus sẽ xâm lấn vào các phần không hoạt động của bộ gien, được gọi là “sa mạc gien”, không gây hại. Lượng virus còn lại sẽ được hệ miễn dịch của cơ thể loại bỏ.’


Timothy Ray Brown khỏi AIDS cách đây 12 năm. Ảnh: AP

Bác sĩ Yu tại Bệnh viện công Massachusetts cho hay các phát hiện về bệnh nhân tự khỏi, đặc biệt khi xác định được trường hợp thứ hai, cho thấy một con đường tiềm năng để điều trị cho những người không thể tự làm điều này. “Chúng tôi đang hướng tới khả năng tạo ra loại miễn dịch ở những người sử dụng thuốc ARV thông qua tiêm chủng, với mục tiêu đào tạo hệ miễn dịch của họ cách kiểm soát virus mà không cần ARV”, ông nói.

Viết trên tạp chí Annals of Internal Medicine, các nhà nghiên cứu cho biết thêm nữ nhân vật này sinh sống tại thành phố Esperanza, Argentina. Để đáp ứng nguyện vọng của cô ấy, họ đã gọi cô là “bệnh nhân Esperanza” nhằm gửi đến thông điệp về niềm tin tìm ra phương pháp chữa trị HIV.

Cảnh báo: Nhiều trẻ dưới 6 tháng t.uổi viêm phổi nặng, nhập viện vì ‘thủ phạm’ virus này

Mỗi ngày Trung tâm Hô hấp- Bệnh viện Nhi TW tiếp nhận từ 15-20 bệnh nhân n.hiễm t.rùng hô hấp nặng, viêm phổi trong đó các ca nhiễm virus hợp bào hô hấp chiếm khoảng 20-30%.

Bệnh hay gặp ở nhóm t.uổi dưới 2 t.uổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng t.uổi.

Hiện số ca mắc virus hợp bào hô hấp (RSV) tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Nhi TW đang có xu hướng gia tăng và diễn biến nặng ở nhóm trẻ nhỏ và trẻ có bệnh lý nền.

Các chuyên gia Bệnh viện Nhi TW cho biết: Virus hợp bào hô hấp là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa thu – đông hoặc xuân – hè (từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm).

Thăm khám cho trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi TW Ảnh: Khánh Chi

Tại phòng Cấp cứu – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi TW, chị N.A (ở Lào Cai) đang chăm sóc con trai 2 tháng t.uổi cho biết, trước khi nhập viện 3 ngày bé xuất hiện ho, ngạt mũi, gia đình có cho trẻ đi khám và uống thuốc điều trị tại nhà nhưng không đỡ. Khi thấy bé có biểu hiện thở nhanh, khó thở, trẻ được gia đình đưa đến bệnh viện.

Sau khi nhập viện, các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm chẩn đoán và tìm căn nguyên gây bệnh. Kết quả cho thấy bé bị viêm phổi do nhiễm virus hợp bào hô hấp. Hiện sau 5 ngày điều trị và chăm sóc đặc biệt, tình trạng sức khỏe của bé tiến triển tốt, tuy nhiên vẫn cần phải theo dõi thêm.

Nằm kế bên là bệnh nhi Q.V (2,5 tháng t.uổi, ở Vĩnh Phúc). Mẹ bé cho biết trước khi nhập viện bé có biểu hiện ho khò khè nhưng không sốt. Gia đình đã đưa trẻ đi khám và điều trị tại bệnh viện địa phương. Sau khi ra viện được 5 ngày, trẻ bị tái lại nặng hơn, bỏ ăn, thở gắng sức, rút lõm lồng ngực. Gia đình lập tức đưa con đến Bệnh viện Nhi TW. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị viêm phổi nặng, có nhiễm virus hợp bào hô hấp.

PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh – Giám đốc Trung tâm Hô hấp cho biết, virus là một trong những tác nhân quan trọng gây viêm đường hô hấp cấp ở t.rẻ e.m, đứng đầu là virus hợp bào hô hấp (RSV). Ngoài ra, còn có các loại virus khác như: Rhinovuris, hMPV, Andenovirus, cúm,…

Mỗi ngày Trung tâm Hô hấp- Bệnh viện Nhi TW tiếp nhận từ 15-20 bệnh nhân n.hiễm t.rùng hô hấp nặng, viêm phổi trong đó các ca nhiễm virus hợp bào hô hấp chiếm khoảng 20-30%. Ảnh BVCC

Hiện nay, mỗi ngày Trung tâm Hô hấp tiếp nhận từ 15-20 bệnh nhân n.hiễm t.rùng hô hấp nặng, trong đó các ca nhiễm virus hợp bào hô hấp chiếm khoảng 20-30%. Bệnh hay gặp ở nhóm t.uổi dưới 2 t.uổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng t.uổi.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh và khiến bệnh trở nặng:

– Trẻ đẻ non, cân nặng khi sinh thấp

– Trẻ dưới 3 tháng t.uổi.

– Trẻ có bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi.

– Trẻ mắc bệnh phổi mãn tính, loạn sản phế quản phổi, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, suy dinh dưỡng nặng, trẻ bị bệnh lý thần kinh cơ.

Một số biểu hiện lâm sàng của bệnh

Trẻ bị nhiễm virus RSV thường có những dấu hiệu khởi phát là các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, sổ mũi… Đường lây truyền chủ yêu qua giọt b.ắn và dịch tiết của đường hô hấp bị nhiễm virus như ho, hắt hơi, chảy mũi, hoặc tiếp xúc trực tiếp như tiếp xúc dịch tiết hô hấp trên các bề mặt.

Giai đoạn toàn phát trẻ khò khè, ho, thở nhanh. Trẻ sơ sinh có thể tím tái hoặc có cơn ngừng thở

Phương pháp điều trị

Khi nhập viện, trẻ được cách ly tại các phòng bệnh riêng biệt. Trẻ được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế: Thông thoáng đường thở; Hỗ trợ hô hấp khi cần; Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc toàn diện

Phòng bệnh thế nào?

– Ngay từ khi mang thai, cần chăm sóc bà mẹ, để đảm bảo trẻ sinh ra đủ tháng, đủ cân và khỏe mạnh.

– Cho trẻ bú sớm, ngay sau sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 2 t.uổi.

– Cho ăn dặm đúng phương pháp đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

– Môi trường sống trong lành, không có khói, bụi, khói t.huốc l.á.

– Vệ sinh mũi họng thường xuyên: nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí (với trẻ nhỏ), trẻ lớn hơn cho súc miệng nước muối sinh lí.

– Vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên, mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường,

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi TW khuyến cáo, khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu nặng như: bỏ bú, ăn kém, thở nhanh rút lõm lồng ngực, tím tái, sốt cao, co giật, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sơ y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Hạn chế cho trẻ ra ngoài vào sáng sớm hoặc đêm lạnh, nếu bắt buộc ra ngoài phải đeo khẩu trang, giữ ấm cho trẻ.

Hạn chế tiếp xúc nơi đông người. Đối với trẻ lớn, thực hiện 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Tiêm vaccine phòng bệnh theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *