Những người không nên ăn gừng

Gừng giúp giảm vị tanh, tăng hương vị món ăn. Tuy vậy, một số người không nên dùng gừng tươi vì nguy cơ có hại cho cơ thể.

Củ gừng có kỵ với những món ăn hay người mắc bệnh gì hay không? (Thu Hà, 45 t.uổi, Đồng Nai)

Theo tư vấn của Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM:

Từ xưa đến nay, gừng là một nguyên liệu quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong Đông y để điều trị một số vấn đề về sức khỏe. Gừng được sử dụng dưới 2 dạng là gừng tươi (sinh khương) và gừng khô (can khương).

Gừng tươi có vị cay, tính hơi ôn, hướng vào ba kinh phế, tỳ và vị; có công dụng phát biểu tán hàn, ôn trung, tiêu đờm, hành thủy giải độc. Do những tác dụng này, gừng tươi làm giảm các triệu chứng phong hàn cảm cúm. Khi tiết trời dần chuyển lạnh, có thể lấy vài lát gừng giã nát lấy nước uống, hoặc thả vào trà ấm để tán hàn giảm ho.

Trong một số nghiên cứu, gừng tươi chứa chất gingerol có tác dụng kích thích niêm mạc ruột, tăng sự thèm ăn. Gừng làm dịu cơn nôn hoặc buồn nôn rất hiệu quả cho người say tàu xe.

Trong ẩm thực, loại củ này là một nguyên liệu quan trọng và phổ biến, giúp khử mùi tanh, cho món ăn thêm hấp dẫn và tạo cảm giác nóng ấm. Lưu ý, một số trường hợp sau không nên sử dụng gừng tươi:


Gừng tươi giúp giảm nôn ói, giảm ho, khử mùi tanh. Ảnh minh hoạ: Pixabay.

– Không nên ăn gừng trong thời gian dài đối với những người âm hư hỏa vượng, nóng bứt rứt bên trong cơ thể như bị bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày.

– Tuyệt đối không dùng gừng với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng.

– Không nên ăn gừng tươi đã bị dập, nấm mốc. Khi đó, gừng có thể sinh ra một số độc tố mạnh, nguy cơ gây hoại tử các tế bào gan.

– Không nên kết hợp gừng với thịt thỏ vì sẽ làm giảm đi giá trị dinh dưỡng.

Một số món ăn, thành phần có thể kết hợp với gừng tươi như:

Nước mía: hỗ trợ làm dịu cơn nôn do dạ dày yếu.

Mật ong: tăng cường kháng khuẩn, tăng sức đề kháng với bệnh cảm cúm.

Sữa: làm ấm cơ thể, giúp dễ ngủ.

Thịt vịt: vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, nên ăn kèm với gừng có tính nóng giúp cân bằng hàn nhiệt, ngăn ngừa chứng đầy bụng, tiêu chảy, lại khử mùi tanh hiệu quả.

Hải sản: Hải sản vốn có tính hàn, dễ bị lạnh bụng, kết hợp với các gia vị tính ấm nóng như gừng, ớt, sả sẽ giúp cân bằng hàn nhiệt, diệt khuẩn, bảo vệ cơ thể.

Thịt bò: Thịt bò kết hợp với gừng có khả năng khử mùi tanh tốt và kích thích vị giác, tuy nhiên có thể gây nóng trong người.

Hướng dẫn cách làm gà bó xôi chiên phồng, thơm giòn hấp dẫn

Gà bó xôi chiên phồng là món ăn đặc biệt, được rất nhiều người yêu thích bởi sự kết hợp khéo léo giữa xôi nếp dẻo trong, giòn ngoài cùng với thịt gà vàng thơm nức mũi không một ai có thể từ chối món ăn hấp dẫn này

Xôi nếp và gà nướng, luộc là những món ăn quen thuộc thường xuất hiện trên những mâm cỗ cổ truyền. Sự kết hợp giữa xôi nếp và gà tạo nên món gà bó xôi chiên phồng – nhiều nhà hàng còn được đặt những cái tên đặc biệt cho món ăn này như gà không lối thoát,… món ăn này thường được chế biến trong các nhà hàng, quán ăn với hương vị thơm ngon, hấp dẫn không chỉ người lớn mà đến cả các bạn nhỏ đều yêu thích.

Ngoài thưởng thức xôi chiên phồng tại các quán ăn thì bạn cũng có thể tự tay vào bếp và chế biến món ăn này, ngon không kém gì ngoài hàng đâu nhé!

Hướng dẫn làm gà bó xôi chiên phồng, thơm giòn hấp dẫn

Nguyên liệu làm gà bó xôi chiên phồng, thơm ngon hấp dẫn


Nguyên liệu làm món gà bó xôi chiên phồng rất đơn giản

Gà nguyên con: gà ta từ 1kg

Gạo nếp: 1kg

Hạt sen tươi: 500g

Nấm mèo: 500g

Nấm hương: 50g

Gia vị gồm: Muối, hạt tiêu, dầu ăn,…

Các gia vị khác như: Bột nghệ, hành tím, gừng, chanh, ít nước cốt dừa, lá chanh, ớt cay

Cách làm gà bó xôi chiên phồng nguyên con, giòn thơm

Sơ chế nguyên liệu

Bước 1: Gà mua về bạn làm sạch lông, nếu không biết cách làm gà thì bạn có thể thuê người bán làm sạch cho hoặc mua những con gà đã được làm sạch. Sau khi mua về, bạn cần rút hết phần xương bên trong gà ra (bạn có thể để cả xương gà cũng được), sau đó thì dùng và bắt đầu muối xát vào hết phần da gà để có thể loại bỏ được mùi tanh hôi cũng như làm sạch gà.

Bước 2: Bạn đem gà đã xát muối đi rửa sạch với nước sau đó cho gà vào tô. Bước tiếp theo thì bạn hãy ướp thịt gà với chút muối ăn cùng các gia vị khác như: Hạt tiêu, dầu ăn sau đó xoa đều khắp phần thân gà. Sau đó bạn để trong khoảng 30 – 45 phút cho gà được thấp đều gia vị.

Bước 3: Bạn lấy gừng, sau đó cạo sạch lớp vỏ ngoài, đem đi rửa sạch với nước và cắt gừng thành từng sợi. Còn hành tím bạn tiến hành đem bóc vỏ, sau đó đem đi rửa sạch và thái lát. Với nấm mèo và nấm hương cũng làm tương tự, sau khi ngâm vào nước bạn đem đi rửa sạch và cắt nhỏ. Còn hạt sen nếu bạn mua loại khô thì phải ngâm vào nước trước khoảng 20 phút, còn nếu mua loại tươi thì có thể dùng được luôn. Cuối cùng là rửa sạch và cắt nhỏ lá chanh.

Các bước làm xôi bó gà chiên phồng

Bước 1: Bạn đem gạo nếp trộn với 1 nắm gạo tẻ, sau đó đem đi vo sạch rồi sau đó ngâm gạo với nước. Bạn bỏ một chút muốn ăn vào và pha thêm chút cốt dừa vào ngâm gạo tầm khoảng 3 giờ để gạo ngấm đủ nước. Ngoài ra để phần xôi chiên phồng có màu sắc hấp dẫn thì bạn có thể ngâm với nước lá dứa, phần xôi sẽ có màu xanh xanh hấp dẫn, thơm thơm.

Bước 2: Sau khi bạn ngâm xong thì hãy vớt gạo ra rổ để ráo nước. Ngay sau đó, bạn hãy trộn phần gạo đã để ráo với một ít bột nghệ để sau khi chín xôi sẽ có hương thơm đặc biệt, hạt nếp tròn trịa, béo và màu sắc bắt mắt sau khi chiên lên. (Gạo nếp bạn không cần chọn những hạt to, chỉ cần chọn loại gạo đều, hạt gạo căng bóng không bị gãy, gạo màu trắng đều không bị vàng, đen hay sâu,…

Bước 3: Bạn chuẩn bị 1 chiếc nồi lên bếp sau đó cho dầu ăn vào. Sau khi dầu nóng bạn cho hành tím và gừng thái sợi vào và phi thơm lên. Tiếp theo đó bạn cho hạt sen cùng nấm mèo và nấm hương vào xào lẫn với nhau. Bạn nhớ nêm nếm các loại gia vị để sao cho vừa vị, không bị nhạt và mặn quá. Xào tiếp cho tới khi nguyên liệu chính là tắt bếp. Sau đó, bạn đổ tất cả nguyên liệu vừa xào vào trong bụng gà.

Bước 4: Đến công đoạn hấp xôi (đồ xôi). Bạn cho phần gạo vào xửng hấp sau đó để gà lên trên. Bạn hấp cả xôi và gà cùng một lúc để nước gà lẫn vào xôi, xôi sẽ béo, ngậy hơn. Hấp bằng nồi hấp khoảng 60 phút sau khi gà với xôi đã chín đều thì bỏ ra. (Khi hấp bạn nên đảo đề gà và đảo đều xôi để xôi và gà được chín đều).


Xôi chín bỏ ra mâm dàn đều để chuẩn bị bó gà

Bước 5: là công đoạn bó gà. Bạn cần chuẩn bị một chiếc mâm sau đó bạn trải giấy cũng được để việc bó xôi trở nên dễ dàng hơn. Sau khi xôi đã chín, thì bạn lấy phần xôi ra đổ mâm. Dùng muỗng dàn đều và dàn mỏng xôi ra mâm.

Bước 6: Bạn tiến hành đặt gà lại gần phía mép ngoài của phần xôi vừa dàn đều. Sau đó từ từ cuộn xôi chặt vào con gà, Bạn cuộn đều đến khi phần xôi phủ kín phần gà, không để hở gà ra ngoài là được.

Bước 7: Công đoạn chiên phồng xôi gà, bạn lấy 1 chiếc chảo trũng, bắc lên bếp sau đó đổ dầu ăn vào, đợi đến khi dầu ăn thật sôi. Lúc đó bạn thả gà đã được bó xôi vào chiên. Trong quá trình chiên bạn cần lưu ý để lửa vừa, xôi được chiên phồng đều và giòn. Bạn chiên đến lúc nào xôi chuyển màu vàng sẫm, nhìn có dộ giòn là được rồi đó. Tiếp theo thì bạn vớt gà bó xôi ra một chiếc rá đã đặt giấy thấm dầu.


Gà bó xôi chiên phồng thơm dẻo của nếp, ngọt thịt từ gà

Vậy là bạn đã hoàn thành xong món gà bó xôi chiên phồng. Những miếng xôi dẻo, giòn, thịt gà thơm ngậy sẽ là món ăn hấp dẫn và cực kỳ thơm ngon. Bạn có thể ăn kèm với nước chấm sốt chua ngọt hoặc muối vừng, muối chanh,… đều rất tuyệt.

Món gà bó xôi chiên phồng – gà không lối thoát thơm ngon, đơn giản sẽ thích hợp với những bữa cơm gia đình quây quần. Chắc chắn mọi người sẽ rất thích thú với món ăn ngon và hình dáng bắt mắt này. Chúc bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *