Trong 3 ngày làm việc gần đây, Phòng Tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình thực hiện tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine phòng dại cho 50 người, trong đó có 14 người tiêm mũi đầu tiên do chó cắn trong dịp nghỉ Tết.
Trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, Bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2024, đơn vị ghi nhận nhiều trường hợp bị chó, mèo và các động vật khác cắn, cào… gây thương tích được tư vấn để tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine phòng dại.
Quảng Bình ghi nhận nhiều trường hợp bị chó cắn trong 2 tháng đầu năm 2024.
Những ngày qua, Phòng Tiêm chủng CDC Quảng Bình liên tục tiếp nhận các trường hợp bị chó cắn. Trong 3 ngày làm việc sau kỳ nghỉ Tết (mồng 6, 7 và mồng 10 tháng Giêng), phòng thực hiện tư vấn, tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine phòng dại cho 50 người, trong đó, có 14 người tiêm mũi đầu tiên do chó cắn trong dịp nghỉ Tết.
Ngày 19/2 (tức mùng 10 tháng Giêng), người nhà đưa cháu L.N.G.H. (4 t.uổi) trú tại thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch đến đơn vị tiêm chủng. Bố cháu bé cho biết, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán, cháu H. chơi với con chó con trong nhà và bị cắn vào má trái, nhưng cháu giấu không nói cho bố mẹ biết.
Ngày 17/2, con chó nhỏ bỏ ăn và c.hết, thấy má cháu H. sưng tấy nơi có vết xước, gặng hỏi cháu mới nói bị chó con cắn. Người bố nhanh chóng chở cháu đến cơ sở y tế để thăm khám.
Cháu H. được tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine phòng dại.
“Trong nhà nuôi 3 con chó, 2 con chó lớn đã được thú y tiêm phòng dại, còn con chó nhỏ chưa kịp tiêm thì đã cắn cháu và hiện con chó đã c.hết”, anh Long – bố bé H. cho biết.
Cán bộ y tế đã khám và tư vấn cho gia đình, đồng thời tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine phòng dại cho cháu H.
Trước đó, ngày 6/2, CDC Quảng Bình ghi nhận trường hợp t.ử v.ong nghi do mắc bệnh dại đầu tiên của năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Trước ngày t.ử v.ong khoảng 2 tháng, ông N.T. (SN 1956, trú xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch), bị chó thả rông cắn cẳng chân phải, c.hảy m.áu nhưng không đi tiêm phòng dại.
Ngày 29/1, ông T. cảm thấy mệt mỏi, đau nhức lưng, tiểu rắt. Đến ngày 2/2, ông T. được người nhà đưa đi khám và nhập viện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới. Đến 6h30 ngày 3/2, ông T. được chuyển tới Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
Sau khi tiếp nhận ông T., Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chẩn đoán bệnh nhân T. mắc bệnh dại. Gia đình được bệnh viện tư vấn đưa bệnh nhân về nhà, bệnh nhân t.ử v.ong ngày 5/2.
Người đàn ông tại Quảng Bình t.ử v.ong sau 2 tháng bị chó cắn không tiêm vaccine phòng dại.
Theo BS. Đỗ Quốc Tiệp, các trường hợp bị chó, mèo cắn mới ghi nhận thường xảy ra khi người dân đi chơi, thăm hỏi, chăm sóc và chơi đùa cùng vật nuôi trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán. Điều đáng lo ngại là phần lớn vật nuôi cắn người chưa được tiêm vaccine phòng dại. Nhiều người sau khi bị cắn, đặc biệt là t.rẻ e.m đã dấu, không thông báo để được tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine phòng dại nên tăng nguy cơ mắc bệnh.
Giám đốc CDC Quảng Bình khuyến cáo người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được sơ cứu, tư vấn sau khi bị vật nuôi hay động vật hoang cắn, cào xước. Một số trường hợp cần thiết sẽ tiêm dự phòng bệnh dại bằng huyết thanh và vaccine để bảo vệ tính mạng của người bệnh bị phơi nhiễm.
Việc tự ý điều trị bằng thuốc nam đến nay chưa được chứng minh có hiệu quả phòng bệnh, ngược lại có thể gây nguy hiểm, tạo điều kiện cho virus dại xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng hơn. Do đó khi bị chó cắn, mèo cào… tuyệt đối không sử dụng thuốc nam để điều trị.
Cán bộ CDC Quảng Bình hướng dẫn và yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát các trường hợp bị chó cắn.
Trước tình hình bệnh dại có chiều hướng gia tăng, CDC Quảng Bình đề nghị Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chủ động giám sát để kịp thời phát hiện, vận động các trường hợp có nguy cơ đến cơ sở y tế tiêm vaccine phòng bệnh dại, huyết thanh kháng dại.
Tăng cường công tác truyền thông trong cộng đồng về bệnh dại và dự phòng sau phơi nhiễm với virus dại. Đồng thời, lập kế hoạch, chủ động nguồn cung ứng vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại để kịp thời đáp ứng nhu cầu người dân.
Những lợi ích tuyệt vời của quả quất chưng ngày Tết
Quả quất không chỉ đẹp, mang ý nghĩa tài lộc, may mắn mà còn có giá trị dinh dưỡng có lợi.
Những quả quất Tết được trồng an toàn rất giàu chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa.
1. Thành phần dinh dưỡng của quả quất
Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng quả quất vẫn có thể cung cấp một lượng chất dinh dưỡng. Cùng thuộc họ thực vật với cam, quất là một trong những nguồn cung cấp vitamin C và chất xơ tốt nhất.
Quất cũng có mùi thơm rất độc đáo, có thể được ăn cả vỏ và được chế biến thành nhiều món khác nhau dùng trong ngày Tết như: nước quất, trà quất, mứt quất…
Theo nghiên cứu thành phần dinh dưỡng, quất chứa nhiều vitamin và khoáng chất và có lượng calo thấp. Đặc biệt, quất rất giàu chất xơ và vitamin C, đồng thời chứa một lượng mangan, canxi và vitamin A khá tốt.
Quả quất giàu chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa.
Phân tích thành phần dinh dưỡng trong 100g quất (khoảng năm quả nhỏ) chứa khoảng:
Lượng calo: 71
Tổng lượng carbohydrate: 15,9g
Chất xơ: 6,5g
Đường: 9,4g
Tổng chất béo: 0,9g
Chất đạm: 1,9g
Cholesterol: 0mg
Natri: 10mg (0,4% giá trị hằng ngày-DV)
Vitamin C: 43,9 mg (73% DV)
Mangan: 0,1 mg (7% DV)
Canxi: 62 mg (6% DV)
Vitamin A: 290 IU (5% DV)
Kali: 186 mg (5% DV)
(Giá trị hàng ngày: Tỷ lệ phần trăm dựa trên chế độ ăn 2.000 calo mỗi ngày).
2. Quả quất có lợi gì cho sức khỏe?
Quất không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, ăn quất có thể giúp giảm cân, tăng cường khả năng miễn dịch và tăng cường sức khỏe tiêu hóa.
Giàu chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là những hợp chất giúp trung hòa các gốc tự do có hại trong cơ thể, ngăn ngừa tổn thương oxy hóa đến tế bào và giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính.
Quất rất giàu chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường sức khỏe tốt hơn. Ngoài ra, quất cũng là loại trái cây họ cam quýt duy nhất có thể ăn cả vỏ, vì loại quả này chứa lượng chất chống oxy hóa đậm đặc hơn ở phần cùi.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Giống như các loại trái cây họ cam quýt khác, quất rất giàu vitamin C, một chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Vitamin C còn có thể cải thiện các triệu chứng và rút ngắn thời gian mắc các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp như cảm lạnh.
Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa
Một trong những lợi ích lớn nhất của quất là hàm lượng chất xơ ấn tượng. Với lượng chất xơ rất cao 6,5g trong mỗi khẩu phần, quất đứng đầu bảng xếp hạng là một trong những thực phẩm giàu chất xơ nhất.
Chất xơ giúp bổ sung lượng lớn vào phân giúp chúng ta đi tiêu đều đặn và ngăn ngừa các vấn đề như táo bón. Nghiên cứu cho thấy, chất xơ cũng có thể hỗ trợ bảo vệ ngăn ngừa bệnh viêm ruột và loét đường ruột. Một số nghiên cứu còn phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều chất xơ cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Hỗ trợ giảm cân
Quất có lượng calo thấp nhưng lại giàu chất xơ, khiến chúng trở thành một sự bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng giảm cân.
Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn để giảm lượng thức ăn nạp vào, từ đó có tác dụng giảm cân.
Mứt quất.
Có thể giảm nguy cơ ung thư nhờ chất chống oxy hóa
Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa đáng kinh ngạc, không có gì ngạc nhiên khi ăn trái cây họ cam quýt như quất có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư. Theo một nghiên cứu ở Hàn Quốc, việc tiêu thụ thường xuyên trái cây họ cam quýt có thể làm giảm 10% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, ăn trái cây họ cam quýt cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy, thực quản và dạ dày.
Vị thuốc chữa bệnh độc đáo
Quất từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền, có tác dụng giúp giảm ho và loại bỏ đờm trong cổ họng. Quất cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và làm dịu cơn đau họng. Đó cũng lý do quất thường được pha thành một loại trà thơm ngon và có hương vị để giúp giảm đau, giảm cảm giác khó chịu khi mệt mỏi.
Theo các chuyên gia y học cổ truyền, quất có công dụng hóa đờm, trị ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu… Vỏ có tác dụng mạnh hơn. Hạt quất có tác dụng giảm ho, cầm m.áu, chống nôn. Lá quất có nhiều tinh dầu, có tác dụng chữa cảm mạo phong hàn rất tốt.
Nên sử dụng quất được trồng tự nhiên và ngâm rửa sạch trước khi chế biến.
3. Cách chọn quả quất an toàn
Quả quất có nhiều lợi ích dinh dưỡng và làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên nó chỉ an toàn khi chúng ta sử dụng quả quất được trồng tự nhiên, hữu cơ, còn với những cây quất được trồng chỉ để làm cảnh thì không nên.
Theo những người chuyên trồng quất để làm cảnh, để giữ cây tươi và cho quả đẹp, ngoài thuốc trừ sâu và phân bón thì phải sử dụng thêm thuốc kích thích, bảo quản… Vì vậy không nên dùng loại quất được trồng theo cách này.
Những quả quất ngon thường có màu vàng tươi và khi cầm chắc tay, ngửi có mùi tinh dầu thơm đặc trưng.
Khi thu hái nên chọn những quả có phần vỏ ngoài căng bóng, láng mịn và phần cuống còn tươi xanh, dính chặt vào phần thân. Ngâm nước muối nhạt khoảng 15 phút rồi rửa sạch, để ráo, sau đó có thể ăn trực tiếp, làm mứt hoặc chế nước giải khát, làm trà quất mật ong hay làm sirô quất mật ong để chữa ho rất tốt.