Nếu cơ thể vào sáng sớm xuất hiện bất thường này chứng tỏ các mạch m.áu não đang bị “tắc nghẽn” nghiêm trọng.
Não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng được cung cấp đến 15% khối lượng m.áu từ tim đẩy ra, tiêu thụ 20% tổng lượng oxy trong m.áu và sử dụng đến 25% lượng glucose để sinh năng lượng cung cấp cho các tế bào thần kinh hoạt động. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu bị thiếu m.áu thì hoạt động thần kinh của não bộ sẽ bị suy giảm ngay.
Đau đầu là triệu chứng của thiếu m.áu não.Ảnh minh họa
Đột quỵ não (tai biến mạch m.áu não) là tình trạng mất đột ngột lưu lượng m.áu tới não hoặc c.hảy m.áu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc c.hết các tế bào não, là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và khả năng gây t.ử v.ong cao.
Tuy nhiên dấu hiệu của bệnh thường diễn tiến rất nhanh nên nếu không kịp thời xử trí sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng. Dưới đây là dấu hiệu bất thường cảnh báo mạch m.áu não đang bị tắc nghẽn có thể xảy ra đột quỵ não mà mọi người cần lưu ý.
Thị lực suy giảm
Dữ liệu lâm sàng cho thấy trước khi bị nhồi m.áu não, một số bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng mờ mắt, hoặc hai mắt đột nhiên tối sầm, thời gian dài ngắn khác nhau.
Hầu hết tình trạng này chỉ kéo dài vài giây hoặc vài phút rồi trở lại bình thường, nên rất dễ khiến mọi người bỏ qua. Trên thực tế, đây rất có thể là vì lưu lượng m.áu trong các mạch m.áu não bị giảm, dẫn đến sự tắc nghẽn của các động mạch trung tâm hoặc nhánh của võng mạc, vì vậy cần phải đến bệnh viện kiểm tra kịp thời.
Cơ thể mệt mỏi
Cơ thể mệt mỏi, không có tinh thần làm bất cứ công việc gì. Tính tình thất thường, dễ cáu gắt, thờ ơ với mọi thứ xung quanh và rất dễ kích động.
Cảm giác đau đầu, chóng mặt
Sự tắc nghẽn mạch m.áu trong não sẽ gây ra hiện tượng thiếu m.áu cục bộ và thiếu oxy trong mô não, từ đó khiến cơ thể có những cảm giác bất thường như chóng mặt và đau đầu.
Nếu các triệu chứng chóng mặt và đau đầu đột nhiên trở nên nghiêm trọng hơn, hoặc từ đau đầu không liên tục đến đau dữ dội kéo dài, nó có khả năng là t.iền thân của nhồi m.áu não do thiếu m.áu cục bộ. Đồng thời còn đi kèm với triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, có khả năng là t.iền thân của nhồi m.áu não xuất huyết.
Mất ngủ thường xuyên
Giấc ngủ chập chờn, thường gặp ác mộng, ngủ hay thức cũng khó kiểm soát được, tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc đến sáng mới ngủ được…
Suy giảm trí nhớ
Đau đầu, hoa mắt chóng mặt thường xuyên sẽ giảm dần trí nhớ, quên nhanh mọi việc. Suy giảm trí nhớ vừa do tình trạng lão hóa ở tế bào não, thoái hóa não, teo não, vừa do tình trạng thiếu m.áu nuôi não.
Tê bì, nhức mỏi chân tay
Đó là khi bạn có cảm giác tê ở đầu các ngón tay, đôi lúc cảm thấy dưới da râm ran như bị kiến bò. Hay bị đau dọc xương sườn, đôi lúc có cảm giác lạnh sống lưng, chân tay nhức mỏi, đau dọc vai gáy và đau dọc các xương sườn.
Để bảo vệ sức khỏe mạch m.áu cần làm 3 điều sau đây:
Uống nước đúng cách: 65% ~ 70% cơ thể con người là nước. Do đó, uống nước đúng cách có thể cải thiện các bệnh về mạch m.áu.
Tập thể dục đúng cách: Tập thể dục đúng cách có thể giúp tăng tiêu thụ chất béo, giảm cholesterol và các chất béo khác, tăng độ nhạy insulin, giúp ngăn ngừa béo phì, điều chỉnh lipid m.áu và hạ huyết áp. Đây là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa nhồi m.áu não. .
Thường xuyên theo dõi huyết áp: Huyết áp của con người thay đổi theo từng ngày, tốt nhất là đo cùng một thời điểm mỗi ngày để đảm bảo tính xác thực của dữ liệu. Một khi huyết áp dao động, rất dễ chặn các mạch m.áu não và gây ra nhồi m.áu não.
Diệu Tâm (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Sai lầm không ăn mỡ lợn, ảnh hưởng đến sức khỏe ít ai ngờ
Nhiều người cho rằng việc ăn mỡ lợn là nguồn gốc của nhiều bệnh tật. Thực tế chỉ ra rằng, mỡ lợn hay mỡ động vật có ích lợi không kém với dầu thực vật.
Theo bác sĩ Ngô Quang Trúc – Viện Y học bản địa Việt Nam, không ăn mỡ động vật, như bỏ mỡ lợn ra khỏi thực đơn hàng ngày và thay bằng dầu thực vật là quan niệm sai lầm. Mỡ động vật cũng có tác dụng hoàn thiện trí não ở trẻ nhỏ và các nghiên cứu đều chỉ ra rằng cả mỡ thực vật và mỡ động vật nên cùng có trong khẩu phần.
Trong mỡ lợn có nhiều chất béo tốt cho sức khỏe.
Tỉ số mỡ động vật và mỡ thực vật nên là 1/1,5. Trong khi đó, bác sĩ Trúc lại cho rằng từ lâu tới nay người dân hay bị “ru ngủ” bởi các chuyên gia, các nhà tư vấn dinh dưỡng… chỉ ăn dầu thực vật, không ăn mỡ động vật.
Việc ăn mỡ động vật được khuyến cáo cần thiết và theo giai đoạn của đời người. Ví dụ ở giai đoạn kiến tạo cơ thể của trẻ, tỉ số mỡ động vật/mỡ thực vật = 70/30; Giai đoạn cơ thể đã trưởng thành tới lúc trung niên, tỉ lệ mỡ động vật/mỡ thực vật = 50/50; Giai đoạn người có t.uổi, cao t.uổi, tỉ lệ mỡ động vật/mỡ thực vật = 30/70.
Bác sĩ Trúc kể, người dân miền núi họ vẫn sử dụng mỡ lợn và ông chiêm nghiệm thấy cũng tốt cho sức khỏe nhất là về mắt. Ngày nay các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định rằng: trong mỡ động vật có nhiều chất Cholesterol cần thiết cho cấu trúc của tế bào, tạo nội tiết tố, đặc biệt là tế bào thần kinh, mà trong dầu thực vật không có hoặc nếu có thì cũng rất ít.
Hơn nữa, các axít béo no trong trong mỡ nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch m.áu, bảo vệ tuần hoàn của cơ thể, dự phòng bệnh tai biến mạch m.áu não (xuất huyết não…) và các bệnh tim mạch, theo Tổ chức y tế thế giới bệnh tim mạch, ung thư và tai biến mạch m.áu não là ba nhóm bệnh đứng hàng đầu gây t.ử v.ong cho con người. Nếu chỉ dùng dầu thực vật mà không sử dụng mỡ động vật thì các tác dụng tốt này của mỡ đối với cơ thể chúng ta sẽ bị suy giảm, có hại cho sức khỏe.
Làm thế nào để tinh chế mỡ lợn chất lượng cao?
Tốt nhất là sử dụng 100% chất béo của lợn đồng cỏ, hoặc để đảm bảo nguồn hữu cơ, không có hormone và kháng sinh.
Sử dụng thịt mỡ lợn, ắt thành những lát nhỏ, đun trong 5-10 cho đến khi mỡ trong lợn chảy ra trở thành dung dịch trong. Khuấy thường xuyên và tiếp tục đun trong 30 phút. Cho đến khi thịt mỡ teo thành tóp mỡ và dòng mỡ trắng xuất hiện nhiều hơn.
Cho đến khi mỡ hoàn toàn biến thành tóp thì tắt bếp, lọc tách mỡ và tóp mỡ. Thêm một chút ớt bột, hoặc chút muối, đường vào mỡ lợn trước khi đông đặc có thể giúp bảo quản lâu hơn.
Không sử dụng đi sử dụng lại mỡ lợn nhiều lần. Mỡ lợn chỉ nên được sử dụng trong khoảng 2-3 tháng.
Diệu Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN