Chế độ dinh dưỡng trong trái cây có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường

Nhiều người lầm tưởng rằng việc ăn hoa quả, trái cây làm tăng đường huyết nên đã loại bỏ thực phẩm này khỏi chế độ dinh dưỡng của mình.

Một số bệnh nhân tiểu đường thường lựa chọn thực phẩm hạn chế, điều này dễ khiến người bệnh suy kiệt, thiếu chất. Đây là một trong những quan niệm hoàn toàn sai lầm trong việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường.

Mặc dù trái cây nhiều đường tự nhiên, nhưng nó là thực phẩm vô cùng cần thiết, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như vitamin, chất xơ, chất chống ôxy hóa… có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Các loại trái cây đều có hàm lượng nước lớn, chiếm 75-95%, giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Vitamin C trong trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật.

Tuy nhiên điều cần lưu ý là trái cây sấy khô bao giờ hàm lượng đường cũng cao hơn trái cây tươi. Thực tế là một bệnh nhân tiểu đường có thể ăn tất cả các loại trái cây, nhưng với số lượng hạn chế. Vì trái cây cung cấp nước, đường, chất xơ, vitamin C, vitamin nhóm B, chất khoáng canxi, magie, kali… đều rất tốt cho cơ thể.

Trái cây được khuyến cáo cho những người có bệnh tiểu đường Các loại trái cây có chỉ số đường thấp (GI) có thể là một lựa chọn tốt như táo, cam, dâu tây, chanh và mận. Một số loại trái cây như nho, xoài, chuối, mãng cầu, sầu riêng, mít, vải, nhãn… có thể được ăn nhưng với số lượng hạn chế (1 hoặc 2 lát) vì chúng có hàm lượng đường cao. Các loại trái cây chua như bưởi, cam, chanh, ổi, táo… có thể ăn với số lượng nhiều hơn. Ngoài ra các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo thêm người tiểu đường nên tránh ăn trái cây quá chín vì lúc đó lượng đường trong trái cây lên cao nhất.

Các loại nước ép trái cây không phải là thức uống lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường, thậm chí cả những loại nước ép đóng hộp có ghi nhãn là không đường (sugar-free). Nước trái cây là một trong những nguyên nhân làm lượng đường trong m.áu tăng đột ngột. Việc nhai hay ăn bằng miệng làm cơ thể hấp thụ dần lượng đường đưa vào, nếu có sự gia tăng hàm lượng đường nó cũng diễn ra chậm hơn. Ngoài ra việc ăn hoa quả còn làm tăng hàm lượng chất xơ cho cơ thể, giúp chống táo bón, giảm mỡ m.áu….

Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây ngay sau bữa ăn trưa hoặc ăn tối có thể làm gia tăng lượng đường trong m.áu. Phải có khoảng cách ít nhất 2 giờ sau các bữa ăn mới nên dùng trái cây, ăn trái cây lúc này sẽ không làm đường huyết của người bệnh bị tăng đột ngột. Thời gian lý tưởng để ăn trái cây là giữa buổi sáng, khoảng 11 giờ sáng hoặc vào buổi tối lúc 5 giờ chiều.

Lựu rất giàu chất chống oxy hóa, do đó, bảo vệ bạn khỏi các gốc tự do và bệnh mạn tính. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm mức cholesterol xấu và kháng insulin.

Táo có tác dụng hạ đường huyết, chứa nhiều chất xơ, là thành phần không thể thiếu cho người bị tiểu đường. Nó cũng chứa pectin hóa học, có khả năng làm giảm lượng đường trong m.áu.

Các loại quả mọng có khả năng chuyển hóa glucose thành năng lượng, làm giảm mức glucose một lượng đáng kể. Hơn nữa, chúng làm tăng sự giải phóng insulin. Do đó, điều chỉnh lượng đường trong cơ thể.

Ổi có chỉ số đường huyết thấp. Loại quả này rất giàu chất xơ và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Ổi cũng có hàm lượng vitamin A và vitamin C cao.

Đu đủ: Chất chống oxy hóa tự nhiên trong đu đủ giúp nó trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho người bị tiểu đường. Người bệnh tiểu đường dễ bị nhiều bệnh tật, như tổn thương tim hoặc dây thần kinh gây ra bởi lượng đường huyết thất thường, chế độ ăn chứa đu đủ có thể cản trở tổn thương tế bào trong tương lai giúp người bệnh có cuộc sống tốt hơn.

Cam: Chỉ số đường huyết của cam thấp cho thấy ăn cam chỉ tăng một lượng nhỏ đường huyết. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi tiêu thụ nước cam.

Dưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này bạn chỉ nên ăn ít.

Anh đào có đặc tính chống oxy hóa, cộng với ít hydrat-cacbon (phân tử đường trong trái cây) giữ cho mức đường huyết ổn định. Bạn chỉ nên ăn 12 trái anh đào mỗi ngày là đủ.

Đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

có lượng carb thấp, chất xơ cao giàu vitamin A. Mơ là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường.

Những lưu ý khi ăn trái cây ở người tiểu đường

– Không ăn nhiều một loại trái cây nhất định, nên ăn đa dạng.

– Hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp.

– Ăn trái cây xa các bữa ăn chính, nhưng không được thay thế bữa ăn chính.

– Nên vừa ăn vừa “lắng nghe” cơ thể mỗi người thường phản ứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người.

– Nên ăn trái cây cả quả, không ăn bằng cách ép nước.

– Chỉ nên ăn tối đa 3 lần trái cây mỗi ngày.

Theo anninhthudo

Mật ong chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng 3 cách ăn sai lầm mà nhiều người mắc phải sẽ biến mật ong thành thứ độc hại

Mật ong được coi là thực phẩm có lợi cho sức khỏe với nhiều chất dinh dưỡng như đường tự nhiên, vitamin, khoáng chất, protein… nhưng với 3 thói quen ăn sai cách mà nhiều người mắc phải này có thể khiến mật ong dễ dàng trở thành thứ độc hại cho cơ thể.

Ngoài trái cây và rau đậu, mật ong là nguồn thiên nhiên duy nhất cung cấp cho con người những chất ngọt dễ tiêu nhưng không chứa chất béo.

Mật ong chứa 80% là đường tự nhiên dễ tiêu (glucose và fructose) và 20% còn lại là nước và các chất dinh dưỡng khác như vitamin B (B6, B1), vitamin C, khoáng chất (natri, kẽm, phốt pho, canxi, mangan…), protein, các chất amino acid, một ít chất đạm, vài loại men và mấy hợp chất thơm. Một muỗng canh mật ong có 0,1g đạm chất; 17,3g tinh bột, 1mg canxi, 1mg phốt pho, 64 calories.

Dù mật ong chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng thực tế về hàm lượng, số lượng chất dinh dưỡng có trong mật ong lại không nhiều. Ngoại trừ nước và đường, tổng lượng chất dinh dưỡng có trong mật ong chỉ chiếm 1%. Điều này có nghĩa là mật ong không đem lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể con người.

Hơn nữa, nếu sử dụng mật ong sai cách thậm chí còn khiến phản tác dụng, biến nó thành thứ độc hại cho cơ thể và sức khỏe của chúng ta.

1. Lưu ý sử dụng mật ong cho trẻ nhỏ

Mật ong chứa một lượng đường lớn, nếu t.rẻ e.m tiêu thụ trong thời gian dài dễ gây béo phì. Béo phì dễ dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng đến quá trình phát triển, tăng trưởng hoặc gây ra nhiều bệnh mà vốn khó có thể xảy ra ở trẻ nhỏ.

Đặc biệt,không nên dùng mật ong ở bất cứ dạng nào cho trẻ nhỏ dưới 1 t.uổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng t.uổi. Bởi trong mật ong có thể tìm thấy vi khuẩn Clostridium Botilinum, gây ngộ độc, khiến da tím ngắt, mồm đầy dãi cho trẻ dưới 1 t.uổi – đối tượng có hệ miễn dịch ở ruột còn rất yếu.

Về cơ chế, không phải do vi khuẩn này trực tiếp tiết độc tố mà do vi khuẩn này sinh bào tử, bào tử tồn tại ở mật ong. Khi trẻ nuốt mật ong là nuốt cả bào tử vi khuẩn. Do hệ thống miễn dịch ở ruột t.rẻ e.m còn rất yếu, nên bào tử này tiết độc tố, vượt qua thành ruột và gây ngộ độc. Ở trẻ trên 1 t.uổi hoặc người lớn, hệ thống miễn dịch ở ruột đã tốt nên không bị ảnh hưởng bởi độc tố do bào tử này.

Vi khuẩn Clostridium Botilinum

Độc tố của vi khuẩn Clostridium Botilinum bị phá hủy bởi nhiệt độ 80 độ C trong 5 phút. Nhưng bào tử của Clostridium Botilinum lại dai hơn, đến 131 độ C trong 3 phút mới bị phá hủy. Do đó, ngay cả khi hấp mật ong cũng khó mà t.iêu d.iệt được bào tử này.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cùng nhiều tổ chức khác đều khuyến cáo không sử dụng mật ong ở bất cứ dạng nào cho t.rẻ e.m dưới 1 t.uổi.

2. Ăn nhiều mật ong trong thời gian dài gây béo phì

Như đã nói ở trên, trong thành phần của mật ong, dù đa phần là đường dễ tiêu nhưng nó dễ dàng khiến cơ thể con người bị béo phì khi sử dụng lượng lớn trong thời gian dài.

Sau khi ăn mật ong trong thời gian dài, con người có quá nhiều đường và nó chuyển hóa tạo thành chất béo tích tụ khiến bạn tăng cân và béo lên.

3. Sử dụng mật ong giả, “dỏm”

Mật ong thật chứa 80% lượng đường là đường dễ tiêu. Tuy nhiên, mật ong giả lại được làm từ đường phèn, cyclamate, pectin ăn được và các chất khác, chúng gây những tác hại lớn đối với cơ thể con người như gây rối loạn chuyển hóa, tiểu đường, tổn thương gan và gây béo phì.

Nguồn: QQ, WHO và CDC/Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *