Nhiều t.rẻ e.m ở Hải Dương mắc tay – chân – miệng

3 tháng đầu năm nay, số t.rẻ e.m mắc tay – chân – miệng ở Hải Dương tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Trường Mầm non Thanh Xá (Thanh Hà) xuất hiện một chùm ca bệnh với 4 bệnh nhân.

Trường Mầm non Thanh Xá (Thanh Hà) tăng cường vệ sinh khử khuẩn nhằm hạn chế các mầm bệnh truyền nhiễm lây lan, phát triển, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ (ảnh nhà trường cung cấp)

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, 3 tháng đầu năm nay, Hải Dương ghi nhận 40 ca mắc tay – chân – miệng, tăng 39 ca so với cùng kỳ năm 2023. Toàn tỉnh xuất hiện 1 chùm ca bệnh tại Trường Mầm non Thanh Xá từ ngày 22/3, ca bệnh mới nhất xuất hiện ngày 27/3.

Chiều 2/4, lãnh đạo Trường Mầm non Thanh Xá cho biết 4 trẻ mắc tay – chân – miệng đều được phát hiện, điều trị, cách ly tại nhà. Đến nay, cả 4 cháu đã khỏe mạnh và đến trường. Nhà trường đã tăng cường vệ sinh, khử khuẩn khuôn viên, nhà lớp học, đồ dùng học tập. Tuyên truyền phụ huynh nâng cao ý thức phòng chống các bệnh truyền nhiễm cho con, nhất là thời điểm giao mùa như hiện nay.

Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, sức đề kháng của trẻ nhỏ suy giảm là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có tay – chân – miệng.

Một tuần trở lại đây, bình quân mỗi ngày Bệnh viện Nhi Hải Dương đón khoảng 200 trẻ đến khám và điều trị các bệnh tay – chân – miệng, thủy đậu, cúm B và các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bác sĩ bệnh viện cho biết số bệnh nhân phải nhập viện vì các bệnh này đang có chiều hướng tăng so với 2-3 tuần trước.

Các bác sĩ khuyến cáo trong giai đoạn thời tiết giao mùa, nắng nóng như hiện nay, cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ toàn diện, tăng cường dinh dưỡng. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ hằng ngày, cho trẻ rửa tay, chân bằng xà phòng, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nơi đông người, không tiếp xúc với người bệnh. Khi sức khỏe của trẻ có những dấu hiệu bất thường cần đưa ngay đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị kịp thời, hiệu quả.

TP.HCM phát hiện gần 1.500 ca tay chân miệng trong 3 tháng

Gần 3 tháng đầu năm 2024, TP.HCM phát hiện 1.495 ca tay chân miệng đến khám và nhập viện, riêng tuần qua ghi nhận 107 ca, tăng 41% so với trung bình 4 tuần trước.

Chiều 21/3, tại buổi họp báo kinh tế – xã hội TP.HCM, bà Lê Hồng Nga – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

Theo bà Nga, tháng 3, tháng 4 hàng năm là khoảng thời gian ghi nhận sự gia tăng của các trường hợp bệnh tay chân miệng, thủy đậu, quai bị và có thể hình thành các chùm ca bệnh trong các trường học hoặc những khu vực tập trung nhiều t.rẻ e.m.

Bà Nga cho biết, qua hệ thống giám sát dịch tễ bệnh truyền nhiễm của thành phố, trong 11 tuần đầu năm, TP.HCM ghi nhận 1.495 ca tay chân miệng đến khám và nhập viện.

Riêng tuần qua ghi nhận 107 ca tay chân miệng, tăng 41% so với trung bình 4 tuần trước đó.

Bà Lê Hồng Nga – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông tin về tình hình dịch bệnh. Ảnh: Thành Nhân.

Đối với bệnh thủy đậu, trong 11 tuần đầu năm ghi nhận 328 ca bệnh thủy đậu, đặc biệt không ghi nhận ca mới trong 4 tuần qua.

Theo bà Lê Hồng Nga, từ sau đợt bùng phát đau mắt đỏ (tháng 9/2023) đến nay, TP.HCM chỉ còn ca rải rác, không ghi nhận các chùm ca bệnh đau mắt đỏ trong trường học.

Đối với bệnh sởi, từ sau đợt dịch sởi năm 2019 đến nay, thành phố không ghi nhận ca mắc sởi nào, tuy nhiên với tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi chưa đạt 95% (do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và gián đoạn cung ứng vắc xin trong 2 năm 2022 – 2023).

“Nguy cơ xuất hiện ca bệnh sởi tại thành phố là rất lớn, trong bối cảnh đã xuất hiện ca bệnh tại một số tỉnh thành khác trong cả nước”, bà Nga nhận định.

Khuyến cáo của ngành Y tế:

– Thực hiện tiêm chủng theo lịch đối với tất các bệnh đã có vắc xin như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm, phế cầu…

– Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà bông, không chỉ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh mà còn phải rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ nhỏ hoặc người bệnh, sau khi tiếp xúc động vật.

– Nếu trẻ có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh, cần đưa trẻ đi khám bệnh tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đồng thời thông báo ngay cho nhà trường được biết; nếu trẻ được chẩn đoán là các bệnh truyền nhiễm, cần cho trẻ nghỉ ở nhà đúng thời gian quy định đồng thời hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác, thai phụ hoặc người cho có miễn dịch để tránh lây lan bệnh.

– Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động thể lực phù hợp cũng góp phần nâng cao sức đề kháng đối với các bệnh truyền nhiễm.

Ngoài các bệnh truyền nhiễm nêu trên, hiện nay một số tỉnh, thành đang xuất hiện các ca bệnh dại. Ngành Y tế Thành phố cũng khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biên pháp phòng chống bệnh dại.

– Với người nuôi chó mèo cần thực hiện nghiêm việc khai báo với chính quyền địa phương, tiêm phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định của cơ quan Thú y.

– Thực hiện nuôi, nhốt, xích hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình, không thả rông nhất là ở các khu đô thị, nơi đông dân cư.

– Khi cho chó ra đường phải có dây dẫn, rọ mõm đề phòng cắn người và gây tai nạn giao thông; đồng thời phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, mất vệ sinh ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.

– Trong trường hợp người bị chó, mèo cắn cần xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị cắn và đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng kịp thời.

– Không sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các thuốc khác không theo quy định của ngành y tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *